
(ANS – Nairobi) – Cuộc hội thảo lần thứ 2 do Hiệp hội các nhà sử học Salêdiêng (ACSSA) tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Giáo dục Giới trẻ Don Bosco (DBYES) ở Nairobi, Kenya, thuộc Tỉnh dòng Đông Phi (AFE), khu vực Châu Phi-Madagascar, từ thứ Hai đến ngày 9 tháng 3. Chủ đề của hội nghị này là “Theo bước chân những người tiên phong của chúng ta trong sứ mệnh Salêdiêng”, với có sự tham dự của 21 chuyên gia trong lĩnh vực này, trong đó có 10 nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ và 11 anh em Salêdiêng Don Bosco.
Trong ngày đầu tiên, sau khi đọc các thông điệp của Cha Bề Trên Cả Ángel Fernandez Artime, và của Mẹ Bề Trên Tổng Quyền FMA, Yvonne Reungoat, và lời chào mừng giới thiệu từ những người lãnh đạo ACSSA và các Tỉnh dòng chủ nhà SDB và FMA, đã có hai bài thuyết trình, một bài dành riêng để tưởng nhớ Cha Antonio César Fernandez, SDB, một Salêdiêng vừa bị ám sát vào ngày 15 tháng 2 tại Burkina Faso.
Vào buổi chiều, Cha Francesco Motto, Chủ tịch ACSSA, đã làm sáng tỏ các bản văn của buổi hội thảo đầu tiên trong khu vực, cũng tại Nairobi, vào năm 2011, trước khi tiếp tục trình bày tiểu sử của các Salêdiêng và FMA ưu tú.
Ngày thứ hai khai mạc vào buổi sáng với bài thuyết trình của ông Richard Wato, với chủ đề “Lưu trữ, thống kê và số hóa”. Sau đó, các nhân vật nổi bật khác đã được trình bày, những người Salêdiêng thông qua các công việc của họ đã gieo hạt giống của đặc sủng Salêdiêng ở vùng đất Châu Phi. Ngày hôm đó kết thúc với cuộc thảo luận tổng thể về các nhân vật Salêdiêng làm việc tại Zambia; sau đó là một bài thuyết trình về sự đóng góp của những người trẻ Châu Phi vào sự phát triển của đặc sủng Salêdiêng ở Tây Phi; và cuối cùng, tham khảo việc sử dụng cách tiếp cận quan trọng và các nguồn đa dạng trong việc nghiên cứu lịch sử của các hồ sơ về tiểu sử.
Ngày mùng 6 tháng 3 vẫn tiếp tục làm việc với việc ghi dấu bằng các nghi thức phụng vụ và bầu khí sám hối của Thứ Tư Lễ Tro. Vào buổi sáng, các hồ sơ của Salêdiêng có tầm quan trọng đặc biệt đã được trình bày, trong khi vào buổi chiều, các báo cáo khác nhau đã được trình bày bởi cha Motto, cha Stanislaw Zimniak, cha Thomas Anchukandam và sơ Grazia Loparco (tất cả đều có vai trò trách nhiệm trong ACSSA), liên quan đến ý nghĩa của việc bảo tồn và chuyển giao việc nghiên cứu lịch sử, cách tiếp cận quan trọng đối với các nguồn của Salêdiêng và các thể loại văn học khác nhau và sự đóng góp của ACSSA cho kiến thức lịch sử về hoạt động của Salêdiêng trên thế giới.
Bằng cách này, mọi người đều nhận thức được trách nhiệm cá nhân đối với các tài liệu được tạo ra ngày nay, theo quan điểm về công việc của các nhà sử học vào ngày mai.
Gia Thi, SDB chuyển ngữ