Roma, 24 luglio 2019 _
Don Ángel Fernández Artime, S.D.B.
«Xin cho ý Cha thể hiện, dưới đất cũng như trên trời» (Mt 6,10)
“KY-TÔ HỮU TỐT LÀNH
VÀ CÔNG DÂN LƯƠNG THIỆN”
Chú ý: Trong khi cha giới thiệu bình luận về Hoa Thiêng 2019 tại Torino Valdocco cho Gia đình Sa-lê-diêng, thì một vài anh em đã hỏi Cha về bản dự thảo Hoa Thiêng 2020, để một vài nơi trên có thể sử dụng nó trong khởi đầu của năm mục vụ giáo dục của họ.
Cha chuẩn bị bản dự thảo này với niềm vui, nhưng Cha nhấn mạnh rằng ở đây chỉ là một dàn bài, một bản dự thảo với những điểm chính yếu mà nó sẽ được phát triển khi cha có sự suy nghĩ cân nhắc, được nội tâm hoá, được thanh thản hơn và được chín muồi hơn trong thời gian.
Cha vui vì Hoa Thiêng tiếp tục giúp chúng ta có được một sợi chỉ hướng dẫn trong hoạt động mục vụ trong năm mới trên mọi miền thế giới. Cha chúc lành cho mọi người.
Sau cuộc gặp gỡ của Hội đồng Gia đình Salesien thế giới vào tháng năm tại Torino, cha đã nghĩ đến việc đề xuất Hoa thiêng năm 2020 với đề tài được viết dưới kiểu nhị thức mà chúng có thể mang chở được điểm chính yếu của nền giáo dục Sa-lê-diêng chúng ta. Chúng ta đã nhận được lời dạy này từ chính Don Bosco: hãy giúp những thanh thiếu niên và người trẻ của chúng ta trở thành “những kyto hữu tốt và công dân lương thiện”. Chúng ta phải ngày càng đào sâu căn tính là những người loan báo tin mừng và những nhà giáo dục đức tin của chúng ta.
Ngày nay, việc trở thành tông đồ và những nhà truyền giáo cho người trẻ đang dần yếu ớt và đôi lúc như không thể. Đồng thời, có nguy cơ chúng ta không giáo dục người trẻ đến một cảm thức mạnh về quyền công dân, về công bằng xã hội và những giá trị Tin mừng là những điều giúp con người nội tâm hoá, làm nó trở thành chương trình sống, phục vụ tha nhân, nỗ lực trong đời sống cộng đồng, có nhân cách lương thiện và “dị ứng” trước mọi hình thức hư hỏng, sự nhạy cảm hướng tới thế giới những di dân, hướng đến tạo vật và “ngôi nhà chung” được trao ban cho chúng ta, trong nỗ lực để bảo vệ những người không được bảo vệ, những người không có tiếng nói, và những người bị loại bỏ.
Cha tự vấn: nếu chúng ta không giáo dục người trẻ đến những giá trị này được thì chúng ta đang làm gì thế? Và đâu là việc loan báo tin mừng nhân danh Chúa Giê-su mà chúng ta đang thực hiện?
Vì lẽ đó mà nỗ lực giáo dục này được diễn tả trong lời của Chúa Giê-su: “Nguyện cho ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời”. Đây là điều đang là và sẽ còn tiếp tục trở thành “chính trị của Kinh Lạy Cha” thực sự của Don Bosco.
- Chúng ta muốn gì với “chính trị của Kinh Lạy Cha” nơi Don Bosco?
Bằng việc đối chiếu cách trực tiếp với Don Bosco, và trên đề tài nhạy cảm nhất giữa những đề tài của lịch sử Don Bosco “bên trong” một bối cảnh xã hội – chính trị – xã hội mà ngài đã sống, cha tin rằng thật quan trọng để chú ý đến những nguồn của Tu hội đề cập về đề tài này. Cần làm rõ ý tưởng về điều mà Don Bosco bị cuốn hút vào “thành quách” của thời đại ngài: Tiếng “xin vâng” vĩ đại của ngài và tiếng “không” cương quyết của ngài, mà chắc chắn chúng không thể thực hiện được trong bối cảnh của chúng ta.
Hoa thiêng năm nay cho phép chúng ta tái thiết những gì mà Don Bosco đã suy tư và xem đâu là cách mà ngài đã làm và đã hoạt động giữa các bạn trẻ, với ý định chuẩn bị các em cho một xã hội mà trong đó các em sẽ sống, chủ thể để thay đổi dòng xoáy, trong cuộc cách mạng toàn phần của công nghiệp nơi mà sự đói nghèo đạt tới mức cùng cực: Sự chênh lệch lớn lao về tầm mức xã hội và kinh tế, hiện tượng ăn xin đang gia tăng, cùng với việc trẻ em bị bỏ rơi “di dân”. .. Đó là tất cả những gì đã xảy ra tại nước Ý vào thế kỷ 19.
A/ Khởi đi từ cuốn Hồi ký, diễn tả “Chính trị của Kinh Lạy Cha” là một thành ngữ quen thuộc được Don Bosco tận dụng trong dịp gặp gỡ giữa ngài và Đức Thánh Cha Pio IX năm 1867:
Vừa khi Don Bosco trình diện Đức Thánh Cha Pio IX, ngài mỉm cười và nói với Don Bosco: “Nền chính trị nào đã được chúng con thực hiện giữa biết bao khó khăn thế?”.
Don Bosco trả lời: “Thưa Đức Thánh Cha, chính trị của con cũng là của Đức Thánh Cha thôi. Đó là chính trị của Kinh Lạy Cha. Trong Kinh Lạy Cha chúng ta cầu khẩn mỗi ngày để cho nước Cha Trên Trời đến trên trái đất, tức là làm cho Nước ấy ngày càng lan rộng, ngày càng được nhận biết, ngày càng sống động, ngày càng mạnh mẽ và vinh quang hơn: Vương quốc Ngài xin mau đến! Và đây là điều quan trọng nhất”.[1]
b/ Trong mọi trường hợp, niềm xác tín này được chúng ta hiểu trong chiều sâu và trong mọi ý nghĩa (như chúng ta sẽ phát triển trong bản văn hoa thiêng), cũng được soi sáng bởi những tư tưởng khác của Don Bosco như sau:
“Chúng ta không thực sự làm chính trị với những công cuộc của chúng ta; chúng ta tôn trọng quyền bính được thiết lập, chúng ta tuân thủ với những luật cần tuân thủ, chúng ta đóng thuế và chúng ta tiếp tục tiến bước trong khi chỉ yêu cầu điều duy nhất đó là họ để chúng ta làm điều tốt cho thanh thiếu niên nghèo và cứu lấy linh hồn chúng. Nếu cần, chúng ta cũng làm chính trị nhưng trong cách thức vô hại, ngoài ra còn có lợi cho mọi chính phủ. Chính trị được định nghĩa là khoa học và nghệ thuật lãnh đạo tốt của nhà Nước. Bây giờ, công cuộc Nguyện xá ở Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ châu, trong mọi quốc gia, nơi đã được thiết lập ổn định, đang thực hành cách đặc biệt việc khích lệ những người trẻ nghèo nhất và cần thiết nhất, với hướng nhắm tới là giảm thiểu những trẻ phá phách và lang thang; hướng đến việc giảm bớt số lượng những tội phạm nhỏ tuổi và những kẻ trộm cắp; làm trống rỗng các nhà tù. Nói cách đơn giản đó là đào tạo những công dân tốt, mà từ lâu các quyền bính xã hội đã phải mệt lòng. Những nguyện xá này sẽ là nơi các người trẻ nương tựa, để giữ cho xã hội được trật tự, thanh bình và an hoà. Đây là nền chính trị của chúng ta; về điều này, cho đến nay chỉ có chúng ta giải quyết, và chúng ta sẽ còn bận tâm đến nó trong tương lai. Và chính xác là phương pháp này đã cho phép Don Bosco làm làm điều tốt trước hết cho các bạn và sau đó là cho biết bao bạn trẻ khác thuộc mọi lứa tuổi và quốc gia”.[2]
c/ Đây là “nền chính trị” đã thúc đẩy Don Bosco đưa ra những câu trả lời hiệu quả trước những tình trạng khẩn cấp mới mẻ và dai dẳng vì lợi ích cho các thanh thiếu niên của ngài.
2. Ki-tô hữu tốt
- Bằng việc sống niềm Tin vào Thiên Chúa với sự hướng dẫn của Thần Khí
Đoạn thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô diễn tả vẻ đẹp và sự vĩ đại của tình yêu mà chúng ta được kêu gọi đến; một chân trời không bao giờ nhỏ hẹp đối với bất cứ bối cảnh nào trong đó người ta được gởi đến. Không gì có thể lấy đi phẩm giá và sự vĩ đại thần thiêng vốn ở trong và ở phía trước mỗi cuộc sống con người như số mệnh của họ. Quả thực Thánh Phaolo đã nói về điều đó, trước một thế giới còn là ngoại đạo và ngài càng làm cho những lời này trở nên đáng khích lệ hơn:
Vì lý do đó, tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha, là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Tôi nguyện xin Chúa Cha, thể theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển, ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi anh em được vững vàng. Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Đức Ki-tô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình thương của Đức Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa.[3]
- Bằng việc sống trong sự lắng nghe Lời mà Thiên Chúa nói với chúng ta. Bằng việc sống những gì chúng ta loan báo. Với nhu cầu Tin mừng hoá và cống hiến lời loan báo đầu tiên cũng như giáo lý
«Hiệp hội này từ thời đầu đã là một bài giáo lý đơn giản”.[4] Điều này đưa chúng ta tới nguồn gốc và thời nguyên thuỷ của chúng ta. Từ Don Bosco chúng ta học hỏi niềm đam mê Tin mừng hoá để đem từng người trẻ và thanh thiếu niên đến cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su. Đây là lý do vì sao chúng ta không bao giờ ngừng trở thành người rao giảng Tin mừng cho người trẻ, biết rằng “việc loan báo Tin mừng cũng tìm cách để làm cho lớn lên, chúng mặc nhiên trong việc làm cho từng người và kế hoạch của Thiên Chúa trên họ được đón nhận cách nghiêm túc”.[5]
Về phần mình, là nhà giáo dục và nhà loan báo Tin mừng cho người trẻ đòi hỏi chúng ta có kinh nghiệm cá nhân về tình yêu Thiên Chúa trước hết, để rồi chúng ta có thể nói với người trẻ bằng lời, bằng hành động, bằng cử chỉ rằng Thiên Chúa yêu thương họ, rằng “Đối với Thiên Chúa các bạn trẻ thực sự là quý giá, các bạn không vô nghĩa và các bạn rất quan trọng đối với Ngài”[6].
- Ky-tô hữu và nhà giáo dục thực sự của ngày hôm nay với linh đạo Sa-lê-diêng
→ Bằng việc nhấn mạnh đến linh đạo của Thiên Chúa trong cái thường nhật.
→ Với các thức sống linh đạo Sa-lê-diêng, nơi mà bầu khí tình bạn giữa người trẻ và nhà giáo dục là một sự trợ giúp lớn lao để cho nhân cách được lớn lên. Với truyền thống của Thánh Phanxico Sale là sự tăng trưởng trong đức tin và cả việc có một người hướng dẫn sẽ là điều không thể nếu không có một tình bạn chân thực, tức là sự thông tri, sự tác động lẫn nhau; một tình bạn trở nên một tình bạn thiêng liêng thật sự.
→ «Mối tương quan giữa nhà đào luyện Sa-lê-diêng và người trẻ phải được đóng ấn bởi “sự thân tình lớn lao nhất”, bởi “tình gia đình mang chở tình yêu”, và tình yêu đem lại sự tin tưởng. Có nghĩa là mở con tim ra và những người trẻ sẽ tỏ lộ tất cả mà không sợ hãi (…), bởi các em chắc chắn rằng mình được yêu thương”. [7]
- Ki-tô hữu tốt trong thách đố của môi trường không Ki-tô giáo
→ Chứng ta của người anh em chúng ta là Cha Tom Uzhunnalil, tù nhân tại Yemen trong suốt 557 ngày, ngài làm chứng cho chúng ta hiểu thế nào là nội tâm thiêng liêng của ngài và đức tin của ngài đã gìn giữ ngài “lành mạnh trong tâm trí và tinh thần” trong một tình huống cùng cực của con người. Nơi mà ngài đã làm chứng ta cả trong sự thinh lặng và với đời sống ngài.
→ Trở thành người có khả năng sống cuộc đối thoại và chứng tá mang tính tiên tri.
- Ki-tô hữu tốt trong thách đố của môi trường hậu – tín hữu hay hậu – ki-tô giáo
→ Trên hết, đây là một thách đố cũng là một quà tặng quý báu mà chúng ta có để cống hiến cho Giáo Hội và là quà tặng mà Giáo hội và thế giới đòi hỏi chúng ta. Có lẽ không có gia đình mang tính đoàn sủng nào trong Giáo hội lôi cuốn được một con số lớn những con người, mà phần đa là người trẻ, không là ky-tô hữu bởi họ thuộc về những tín ngưỡng khác hoặc là không còn là ki-tô hữu nữa.
→ Điều này đặt chúng ta trên con đường truyền giáo duy nhất của Giáo hội trong tiềm năng chứng tá và loan báo Tin mừng. Giáo Hội mời gọi chúng ta không chỉ bước đi nhưng còn người tiên phong trong chiến tuyến này, nơi mà toàn bộ tương lai của người trẻ được đem ra để đánh cược.
- Một đức tin được sống cùng nhau và trong việc ra khỏi chính mình
→ Khía cạnh tâm linh của mọi hoạt động mục vụ Sa-lê-diêng cần phải được sống và phải được bày tỏ cách thoả đáng và không phân đôi. Khía cạnh này có nhiều điều mà vì nó ta phải làm rỗng chính mình, phải nỗ lực, trong cách nhìn nhận và sống tình phụ tử của chúng ta trong thế giới, với người khác, như chứng tá về tình huynh đệ của con người, vốn là lý do loan báo Tin mừng để nói về nó cho người khác (thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc, tôn giáo và văn hoá) trong ý thức rằng mọi người đều là con Thiên Chúa, cùng được mời gọi để coi người khác như anh em và coi Thiên Chúa như Cha, và sự nhận biết Thiên Chúa là Cha có nghĩa là nhìn tha nhân như là anh em.
→ Trong tóm lược này, chúng ta chỉ ra nền tảng của toàn bộ linh đạo Ki-tô giáo là nỗ lực biến thế giới thành địa điểm để gặp gỡ Thiên Chúa và làm cho cuộc gặp gỡ với Ngài trở thành cơ hội để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
→ Đức Thánh Cha Phanxico giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về điều này khi ngài khẳng định: “Khi cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa được gọi là ‘xuất thần’, thì bởi vì nó cuốn chúng ta ra khỏi chính mình, nâng chúng ta lên, làm chúng ta bị tình yêu và cái đẹp của Thiên Chúa bắt chộp. Nhưng chúng ta cũng có thể ra khỏi chính mình để nhận thấy cái đẹp ẩn giấu trong mỗi hiện hữu nhân loại, nhân phẩm của chúng, sự lớn lao như hình ảnh và người con Cha nơi chúng. Chúa Thánh Thần muốn lôi chúng ta ra khỏi chính mình, để ôm ấp người khác với tình yêu và tìm kiếm sự thiện hảo cho họ. Chính vì điều này mà việc sống niềm tin cùng nhau bao giờ cũng tốt đẹp và sự diễn tả tình yêu của chúng ta trong đời sống cộng đoàn bằng việc chia sẻ với người trẻ về tình cảm của chúng ta, thời gian của chúng ta, đức tin của chúng ta và mối lo lắng của chúng ta. Giáo Hội cung ứng nhiều không gian và đa dạng các không gian để chúng ta sống niềm tin trong cộng đoàn, bởi cùng nhau, mọi sự đều trở nên dễ dàng”.[8]
→ Đây là một lời mời thực sự để sống với cảm thức hiệp thông Giáo Hội ngày càng mãnh liệt, nơi mà người ta khám phá ra và đánh giá cách cao nhất về QUÀ TẶNG mà mỗi người là và có trong đời sống và ơn gọi của họ, chỉ khi họ trao ban quà tặng của mình cho người khác, dùng quà tặng này để phục vụ, trong một cuộc ‘đi ra’ bắt đầu để gặp gỡ trước hết là những người thân cận nhất…
3. Người công dân lương thiện.
- Những người trẻ chờ đợi chúng ta trong “ngôi nhà Sự Sống”
→ Những nỗi mong chờ của người trẻ ngày càng cấp bách và nhiều bi kịch nếu như ta nhìn họ với ánh nhìn rộng khắp. Chắc chắn người ta có thể nói rằng dân số trẻ trong thế giới chưa bao giờ đông đúc như hôm nay, và trong lối so sánh người ta thấy chưa bao giờ họ lại ‘thiếu thốn và nghèo nàn’ như ngày hôm nay, vừa về con số lẫn điều kiện sống.
→ Tuy nhiên, định nghĩa của Don Bosco thì vẫn đúng: “Họ là thành phần tế nhị và quý báu nhất” của xã hội. Do vậy, một cánh động rộng rãi mở ra cho toàn bộ gia đình Sa-lê-diêng, tuy thế bạn phải giúp chúng ta nhìn ra điều này.
→ Cha tin rằng có một nguy cơ là có những Sa-lê-diêng dễ dàng ở lại “bên trong các bức tường” và chúng ta hài lòng với những em bước chân vào cổng nhà chúng ta.
→ Do vậy, tiếng gào thét to lớn của người trẻ là đến để gặp gỡ những vấn đề “thực tế” mà người trẻ đang phải đối mặt: Ý nghĩa của sự sống, thiếu vắng những cơ hội, đào tạo, hội nhập vào thế giới lao động…
- Chúng ta tự giáo dục và giáo dục người trẻ trong Quyền công dân và trong dấn thân xã hội.
→ Như đã được khơi lên trong những tài liệu của Thượng Hội đồng (gồm 3 tài liệu) có một nền công bằng và quyền công dân mà người trẻ trở thành tiên tri, vượt qua đất nước mà họ thuộc về. Có một nền công bằng lớn hơn hệ thống pháp luật quốc gia và của chính phủ chúng ta. Có một quyền công dân của thế giới – căn nhà chung và của tương lai, mà chắc chắn chúng sẽ thuộc về những thế hệ mới chứ không là của chúng ta.
→ Chúng ta phải giáo dục chính mình cho sự can trường của tầm nhìn đòi hỏi công bằng này (Laudato si’, Evangelii gaudium…) vốn hướng đến sự phát triển bền vững (mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, những hiệp định Toàn cầu khác nhau, đặc biệt là vấn đề di dân mà gần đây một số quốc gia chưa ký kết do xấu hổ).
→ Và cả việc làm cho người trẻ cảm thấy phải chống lại ánh nhìn thiển cận chỉ tập trung vào mối quan tâm nhỏ hẹp của các lãnh vực – xem xét độ nhạy cảm sinh thái của những trẻ nhất và sự khép kín trên những đề tài này của không ít chính phủ.
→ Ngày nay, trên thế giới thiếu vắng những lãnh đạo đáng tin và điều này cũng chất vấn chúng ta về tiến trình giáo dục.
- Tự giáo dục mình và giáo dục người trẻ đến sự dấn thân và trong phục vụ chính trị
→ Tại đây, như Giáo hội, Hội dòng Sa-lê-diêng, Gia đình Sa-lê-diêng, cha tin rằng có rất nhiều vùng đất cần phải cải tạo lại. Cho dù nó là lời mời gọi được nhắc tới nhắc lui trong hình thức hơn kém mạnh mẽ trong các tài liệu (Từ Thượng hội đồng cho đến Tổng Tu nghị) trên thực tế là “những học thuyết xã hội của Giáo hội”, như “bản tuyên ngôn” về nỗ lực này. Nó có chút giống như “Cô bé lọ lem” của hành động giáo dục và mục vụ.
→ Có những người trẻ thuộc về những cộng đoàn nơi chúng ta hiện diện và cả những tu sĩ trẻ của Gia đình Sa-lê-diêng đã hỏi rằng có thực là mục đích cuối cùng của những công cuộc chúng ta là phải “sản xuất” ra những cử nhân với những danh hiệu tốt nhất cho một xã hội cạnh tranh, mà không bao giờ đặt câu hỏi về hình thái kinh tế – xã hội ở đằng sau tất cả…
→ Cả tại điểm mà trong đó sự khác biệt trong cung cách tiếp cận của Don Bosco sẽ được cảm thấy hơn nữa: Chính là để trung thành với tinh thần của ngài, ngày hôm nay chúng ta phải dùng lối diễn tả hầu như trái ngược với của ngài. Kinh Lạy Cha đòi chúng ta phải dạy người trẻ không chỉ như những cá nhân nhưng như một nhóm, để trở thành những nhân vật chính hơn nữa vì lợi ích cộng đồng, cả trên lãnh vực hành chính và chính trị rõ ràng hơn.
→ Ta phải hiểu rõ điều gì chúng ta đang nhắm đến để phục vụ chính trị và như một ki-tô hữu, chúng ta không rút lại phía sau.
→ Nó sẽ là một “Cuộc chiến lâu dài”, trên hết là với chúng ta những người thánh hiến, chúng ta không lớn lên với não trạng này nhưng là tiếng kêu của thế giới và của người trẻ hôm nay.
→ Một tia sáng khác là thực tại của các thiện nguyện, nó tựa như một hành trình tiệm tiến và sư phạm cho một cam kết lơn hơn đối với sự thay đổi của xã hội.
- Tự giáo dục chúng ta và giáo dục người trẻ trong sự lương thiện và giữ mình tự do khỏi những sự đồi truỵ.
→ Tiềm năng của Gia đình Sa-lê-diêng trong lãnh vực này thực sự là rất lớn và cả thực tế của Cộng tác viên Sa-lê-diêng và cựu học viên trong “thế giới”, sự hiện diện của họ trong lãnh vực chính trị và các lãnh vực khác rất ảnh hưởng.
→ Đó là một lời mời gọi mạnh mẽ cho sự nhất quán bên trong của chúng ta. Nhất là trong mối tương quan với người đời.
→ Cũng sẽ là một cơ hội để đưa ra các bước trong việc sáng tạo hay làm thấy rõ hơn một nền văn hoá của đạo đức xã hội.
- Có sự nhạy cảm và đồng trách nhiệm trong một thế giới dịch chuyển và di dân.
→ Những trẻ di dân đã là những người đầu tiên đến với Nguyện xá của Don Bosco.
→ Phần đa những người di dân của các dân trước đây rất lớn và được hình thành từ những người trẻ. Đây không là lời kêu gọi trực tiếp cho Gia đình Sa-lê-diêng vốn lan rộng khắp các châu lục sao? Chúng ta chẳng phải sẽ trở thành CHUYÊN VIÊN trên cánh đồng này sao (bằng cách đầu tư vào cả “nền đào luyện cao cấp”, như chúng ta đã làm cho lãnh vực kỹ thuật hay triết học…)?
→ Nếu chúng ta không “làm ra văn hoá” trên mặt trận rộng mở của sự sống nhân loại vốn luôn bành trướng trong tương lai, vậy thì còn ai vào đây nữa? Ai trong Giáo hội cần phải trở nên tiên tri hơn trên mặt trận này nữa? Chẳng lẽ là những ẩn sĩ sao?
→ Cha xem ra rằng không là điên rồ khi nghĩ đến Phong trào giới trẻ Sa-lê-diêng như một phong trào dành cho người trẻ đang dịch chuyển.
- Bằng việc chăm sóc ngôi nhà chung như người trẻ đòi hỏi chúng ta (Laudato si’,13)
→ Cam kết vì ngôi nhà chung (tầm nhìn về sinh thái do Laudato si’ đề xuất) không là một dấn thân thêm vào: Nó là chân trời vốn chất vấn về toàn bộ nền văn hoá, đức tin, lối sống, sứ mệnh… giáo dục và truyền giáo của chúng ta. Không có nhiều thứ để phát minh vì trong điều này (vừa về hệ sinh thái lẫn quyền của trẻ vị thành niên) lộ trình đã được giáo huấn của Giáo hội vạch ra các rõ ràng trong thời gian và bây giờ trở nên mạnh mẽ với Đức Thánh Cha Phanxico. Chúng ta hoán cải ở điều gì đây?
→ Sinh thái toàn diện[i] cũng nói với chúng ta về đề xuất giáo dục toàn diện (trong những giá trị nhân bản và thiêng liêng của nó).
- Trong việc bảo vệ nhân quyền và đặc biệt là quyền của trẻ vị thành niên
→ Như Gia đình Sa-lê-diêng, chúng ta Chúa Thánh Thần thúc đẩy đến mục đích của Don Bosco, đó là trao ban tất cả đời sống chúng ta cho trẻ vị thành niên, cho người trẻ, cho các thanh thiếu niên nam nữ trên thế giới, bằng việc trao cho họ quyền ưu tiên, trước nhất cho những em không được bảo vệ, nghèo khổ, dễ vỡ và cần thiết nhất.
→ Chính vì thế mà chúng ta phải là những chuyên viên trong việc bảo vệ nhân quyền cho tất cả, đặc biệt là quyền của trẻ vị thành niên, và chúng ta phải xin lỗi với nước mắt khi chúng ta không làm như thế. Chúng ta không thể trở nên những người đồng loã của bất cứ vụ lạm dụng nào, nó bao gồm cả lạm dụng về “quyền thế, kinh tế, lương tâm, tình dục” – như đã được định nghĩa trong dịp Thượng Hội Đồng Giám Mục về những người trẻ, đức tin và phân định ơn gọi.[9]
4. Với sự trợ giúp của Mẹ chúng ta.
Sự hiện diện của Mẹ Maria trong hệ thống giáo dục của Don Bosco có một tầm quan trọng nền tảng mà chúng ta không thể lơ là hay quên lãng.
Don Bosco đã giới thiệu Mẹ với những người trẻ như Đấng Vô Nhiễm, như người nữ đơn sơ và hết sức dịu dàng, rằng Mẹ đã sống kế hoạch của Thiên Chúa có trên Mẹ với niềm vui. Ngài cũng đã giới thiệu Mẹ Maria như Đấng Phù Hộ, như Người Mẹ đầy tình thương mến, người bận tâm với tất cả con cái để họ có thể sống viên mãn kế hoạch mà Thiên Chúa có trên từng người trong họ.
Trong viễn ảnh của một nền giáo dục vốn trợ giúp người trẻ và những thanh thiếu niên nam nữ, và tất cả chúng ta là những nhà giáo dục và người rao truyền Tin mừng của Gia Đình Sa-lê-diêng, sự hiện diện của Mẹ Maria không chỉ ở khía cạnh sùng kính mà còn là “Chính trị” nữa: Mẹ là người Mẹ giúp cho con cái sống tròn đầy sự cam kết vì Thiên Chúa và vì tạo vật. Đây là “chính trị của kinh Lạy Cha”.
Xin Mẹ Maria Phù Hộ cầu bầu cho hết thảy mọi người chúng ta.