ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CẢNH BÁO: CON NGƯỜI “KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CỖ MÁY SẢN XUẤT”

Trong cuộc họp với các thành viên của Hiệp hội Người lao động Khuyết tật Quốc gia nhân kỷ niệm 80 năm thành lập, diễn ra sáng thứ hai, ngày 11 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: trong công việc, con người không còn là đối tượng cần được quan tâm nữa mà thay vào đó là năng suất lao động và con người trở thành cỗ máy sản xuất. Đây là một bi kịch tại nơi làm việc.

Đức Thánh Cha với thành viên của Hiệp hội Người lao động Khuyết tật Nghề nghiệp Quốc gia | Nguồn: Truyền thông Vatican

Ngài cảm ơn Hiệp hội đã hoạt động từ năm 1943 từ Thế chiến thứ hai tới nay, lúc đó mọi người chỉ tập trung vào “sự điên rồ” của chiến tranh. Đức Thánh Cha cho rằng mọi cuộc xung đột vũ trang đều kéo theo vô số người khuyết tật và nhấn mạnh rằng ngày nay dân thường phải gánh chịu những hậu quả bi thảm ấy. Ngài nói thêm: một khi chiến tranh kết thúc, hậu quả của nó để lại vẫn còn, từ thể xác cho đến tinh thần, và hòa bình phải được xây dựng lại từng ngày, năm này qua năm khác, thông qua việc bảo vệ và thăng tiến sự sống cũng như phẩm giá con người, bắt đầu từ những người đau yếu và thiệt thòi nhất.”

Vì lý do này, ĐTC cảm ơn hiệp hội vì đã ủng hộ và đại diện cho các nạn nhân trong tai nạn lao động. “Cảm ơn Hiệp hội đã đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn tại nơi làm việc, nơi vẫn thường xảy ra nhiều cái chết và thương tâm.” Ngài cho rằng đây không chỉ là việc đảm bảo “sự trợ giúp một cách đầy đủ hay là an sinh xã hội cho những người khuyết tật, mà còn là trao cơ hội mới cho họ để họ có thể tái hòa nhập với cộng đồng và nhân phẩm của họ cần được công nhận hoàn toàn”. 

Đức Thánh Cha với thành viên của Hiệp hội Người lao động Khuyết tật Nghề nghiệp Quốc gia | Nguồn: Truyền thông Vatican

Đức Thánh Cha nói tiếp: “những bi kịch và thảm họa ở nơi làm việc vẫn diễn ra cho dù được công nghệ kỹ thuật tiên tiến hỗ trợ. Ngài xem những bi kịch này với các bản tin chiến tranh nó giống nhau và khẳng định rằng bi kịch xảy ra là do việc làm bất nhân của con người, thay vì nó trở thành công cụ để con người thăng tiến bản thân thì nó đã trở thành một cuộc chạy đua vì lợi ích”. Ngài cho rằng, những bi kịch này bắt đầu khi con người không còn là đối tượng cần được quan tâm nữa mà thay vào đó là năng suất lao động và con người biến thành cỗ máy sản xuất.

Ngài cũng nhấn mạnh: chúng ta không thể coi thường sinh mạng con người vì tử vong hay thương tật của người lao động là sự bần cùng của xã hội đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người, không chỉ liên quan đến các công ty hay đến các gia đình nạn nhân.

ĐTC với thành viên của Hiệp hội Người lao động Khuyết tật Nghề nghiệp Quốc gia | Nguồn: Truyền thông Vatican 

ĐTC tiếp tục bài phát biểu của mình với một suy tư tâm linh sâu sắc hơn: cơ thể con người là “đền thờ của Chúa Thánh Thần”, do đó, ngài nói rõ rằng nhân loại là “nơi thờ phượng” và sự chăm sóc là “thái độ” mà chúng ta cộng tác vào công việc của Đấng Tạo Hóa. ĐTC cũng lưu ý: “họ không thể nhân danh vì lợi ích lớn hơn, lại yêu cầu công nhân tăng ca rồi dẫn đến giảm khả năng tập trung trong công việc hoặc họ coi các các chi phí về an toàn hay bao hiểm là không cần thiết hay nó làm mất lợi nhuận”.

Trong phần cuối của bài phát biểu ĐTC đề cập đến điều các doanh nghiệp hay làm, đó là “khi các doanh nghiệp hoặc nhà lập pháp, thay vì quan tâm vào an toàn lao động, thì họ lại thích “rửa” sạch lương tâm của mình bằng những chi phí cho một số công việc từ thiện”. Vì lý do này, ngài nhắc lại rằng điều đầu tiên và cần thiết nhất đối với người lao động là “thân thể con người”, vì sự sống không phải để trao đổi vì bất kỳ lý do gì, thậm chí nghèo khổ, bị bệnh hiểm nghèo hay bị cám dỗ. “Chúng ta là con người chứ không phải là cỗ máy, là con người độc nhất và duy nhất, nên chúng ta không phải là phụ tùng để thay thế. Và rất nhiều nhà quản lý coi con người như là phụ tùng thay thế”.

Cuối cùng, ĐTC khích lệ các thành viên của hiệp hội và khẳng định rằng: “con người phải được đặt nằm trên lợi ích kinh tế, và mỗi người là một món quà của xã hội. Việc khiếm khuyết hay mất khả năng lao động của một người sẽ làm tổn hại đến toàn bộ cơ cấu xã hội”. 

Cuộc biểu tình của Giáo hội chống lại tai nạn lao động (không còn cái chết trong công việc và hãy phấn đấu để đạt được nó). Nguồn religión Digital

Nguồn: https://www.aciprensa.com/noticias/101047/papa-francisco-afirma-que-los-accidentes-laborales-son-la-deshumanizacion-del-trabajo 

Chuyển ngữ: BTT SDB

Visited 159 times, 1 visit(s) today