Đức Thánh Cha khuyến khích các Kitô hữu đến với Chúa như người con đến với người cha

Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta, ngay cả khi chúng ta không tìm kiếm Ngài. Thiên Chúa vẫn luôn yêu chúng ta, ngay cả khi chúng ta đã quên mất Ngài.

Đối với một Kitô hữu, cầu nguyện chỉ đơn giản là nói “Abba”, nói “Papa”, nói “Dad” hay nói “Father”, nhưng với sự tin tưởng của một đứa trẻ.

Những lời khích lệ đơn giản này là cốt lõi của bài bình giải về Kinh Lạy Cha của Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 16 tháng 1 năm 2019 tại Hội trường Phaolô VI.

Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta, ngay cả khi chúng ta không tìm kiếm Ngài. Thiên Chúa yêu chúng ta, ngay cả chúng ta quên mất Ngài. Thiên Chúa cảm nhận được ở nơi chúng ta có một vẻ đẹp, ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã phung phí tất cả tài năng của mình một cách vô ích.

Đức Thánh Cha nói rõ rằng cầu nguyện có thể đơn và luôn phải quay trở lại với một từ duy nhất là “Cha ơi”. Và vâng “Abba”, có nghĩa là “Father”, nhưng hầu hết trong ngữ cảnh của từ “Dad” hay “Papa”. Và chính trong ngữ cảnh đó, Đức Phanxicô mời gọi người Kitô hữu nói chuyện với Thiên Chúa.

Đức Phanxicô giải thích: đây không chỉ là việc sử dụng một biểu tượng – trong trường hợp này là dung mạo của người cha – để liên kết đến mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà thay vào đó là việc quả quyết, có thể nói tất cả thế giới của Chúa Giesu đã đổ vào trái tim của chúng ta. Nếu chúng ta thực hiện điều này, chúng ta có thể cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha với sự thật. Khi nói “Cha ơi” là một từ ngữ nghe thân thương hơn và cảm động hơn là gọi Thiên Chúa đơn giản là “Cha”.

Đức Giáo Hoàng đã chỉ ra rằng Tin Mừng chỉ sử dụng thuật ngữ “Abba” trong một vài lần. Đó là tiếng Aramaic, trái ngược với bản dịch tiếng Hy Lạp về từ “Father” thường được sử dụng. Nhưng người Hy Lạp không nắm bắt được ý nghĩa sâu sắc của từ này.

Đức Thánh Cha giải thích tiếp: “Đây là điều hiếm thấy trong Tân Ước đối với các thành ngữ của tiếng Aramaic mà không được dịch sang tiếng Hy Lạp. Chúng ta phải tưởng tượng rằng trong những từ Aramaic này, giọng nói của chính Chúa Giêsu vẫn như thể được ghi lại: họ đã tôn trọng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Trong từ đầu tiên của Kinh Lạy Cha, chúng ta lập tức tìm thấy sự mới mẻ triệt để của lời cầu nguyện Kitô Giáo”.

Phạm Chỉ, SDB chuyển ngữ

Visited 6 times, 1 visit(s) today