“Sự thật được tìm thấy đầy đủ ý nghĩa của nó trong chính con người của Chúa Giêsu” (x. Ga 14,6).
“Sự thật là gì? Đó là câu hỏi của Philatô khi ông xét xử Chúa Giêsu.
Vào ngày 14 tháng 11 năm 2018 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phaxicô đã có cùng câu hỏi như thế, nhưng có sự khác biệt là ngài có câu trả lời.
Quan điểm này của Đức Thánh Cha đến trong bài huấn từ của Ngài vào Buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày thứ Tư. Ngài tiếp tục loạt bài của mình dựa trên 10 điều răn. Ngày hôm đó, Ngài nhìn về điều răn thứ 8: “Đừng có làm chứng gian chống lại người thân cận”.
Philatô đã đặt câu hỏi này cho Chúa Giêsu và Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhớ lại câu trả lời của Chúa Giêsu: “Vì điều này mà tôi được sinh ra và vì điều này mà tôi đã đến thế gian để làm chứng cho sự thật” (Ga 18,37). Qua cuộc khổ nạn và cái chết của mình, Chúa Giêsu đã làm chứng cho sự thật.
Đức Thánh Cha đã giải thích: “Sự thật được tìm thấy đầy đủ ý nghĩa của nó trong chính con người của Chúa Giesu (x. Ga 14,6), qua cách sống và cái chết của Ngài, đó là kết quả của mối tương quan giữa Ngài với Chúa Cha”. Sự hiện hữu của mối tương quan này như là Con của Thiên Chúa, Ngài đã sống lại và ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta là Thần Chân Lý, Đấng chứng thực cho tâm trí chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta (x. Rm 8,16)
Đức Thánh Cha giải thích rằng: trung thực không chỉ đơn giản là rõ rằng, chính xác hay thật thà. Mà nó còn là sự truyền đạt, vì Giáo lý qua điều răn thứ 8 dạy rằng: “Không được trình bày sai sự thật trong mối tương quan của chúng ta với những người khác” (số 2464)
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Nếu sống mà thông truyền giả dối thì đó là sự sụp đổ, vì nó cản trở các mối tương quan và do đó sẽ cản trở tình yêu”. “Ở đâu có lời nói dối ở đó không có tình yêu, và nơi đó tình yêu cũng không thể được lớn lên. Và khi chúng ta nói về sự truyền đạt giữa chúng ta với nhau, điều đó có nghĩa rằng nó không chỉ là lời nói mà còn có cả cử chỉ, thái độ, thậm chí là sự im lặng và sự vắng mặt nữa. Một người nói với tất cả những gì anh ta là và anh ta làm. Chúng ta là tất cả những gì trong việc truyền đạt. Tất cả chúng ta đều đang tương tác trực tiếp và chúng ta liên tục phải chọn lựa giữa sự thật và sự dối trá”.
Theo quan điểm của Đức Thánh Cha: Sự thật thì lớn hơn việc trình bày sự thật. Trong thực tế, việc chọn lựa một số sự kiện để cố gắng hạ thấp danh dự của người khác thì đó chỉ là những chuyện tầm phào – và Đức Phanxicô dành rất ít điều tốt đẹp để nói về những chuyện tầm phào đó.
Hãy coi chừng! Một người hay nói xấu người khác là một kẻ khủng bố bởi vì với cái lưỡi, anh ta ném một quả bom và rời đi một cách bình tĩnh, nhưng thứ mà lưỡi anh ta như một quả bom đó ném đi, nó phá hủy danh tiếng của người khác. Đức Thánh Cha cảnh bảo: “Đừng quên rằng: Tin đồn là sự hủy diệt”.
Đức Thánh Cha Phanxicô thách đố những người nghe sống sự thật trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúng ta hãy tự hỏi mình: những gì sự thật chứng thực việc làm của những người Kitô hữu chúng ta, là lời nói hay chọn lựa của chúng ta? Mỗi người có thể tự hỏi mình: tôi là nhân chứng cho sự thật, hay ít nhiều tôi là kẻ nói dối để che đậy sự thật?
“Không được làm chứng dối, nghĩa là sống như một người con của Chúa, người chưa bao giờ, không bao giờ chối bỏ chính mình, không bao giờ nói dối, sống như người con cái của Thiên Chúa, để xuất hiện trong mọi hành động một chân lý vĩ đại: Thiên Chúa là Cha và chúng ta có thể tin cậy nơi Ngài.”
Phạm Chỉ, SDB chuyển ngữ