

…….
“Những bức ảnh của Don Bosco và các Salêdiêng thời kỳ đầu nói với chúng ta như thế nào về nhận thức truyền thông của ngài”.
Nhiếp ảnh là một trong những nét nổi bật truyền thông của Don Bosco. Ngài là một trong những vị thánh đầu tiên thích được chụp ảnh. Các mô típ và kịch bản trong các bức ảnh của Don Bosco được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, được thực hiện một cách có chiến lược với các mục tiêu truyền thông có tác động sâu sắc và sức thuyết phục lớn. Don Bosco hiểu sức mạnh của hình ảnh và hiệu quả của những khoảnh khắc được ghi lại để gợi lên cảm xúc của mọi người.
Có lẽ Don Bosco là một trong vị thánh trong Giáo hội được chụp ảnh nhiều nhất trong thời đại của ngài. Một bộ sưu tập hoàn chỉnh các bức ảnh và tranh vẽ về Don Bosco đã được Giuseppe Soldà tập hợp lại. Làm việc nghiêm túc và có phương pháp, ngài đã có một bài thuyết trình về các bức ảnh của Don Bosco: về một mình ngài; rồi những bức ảnh liên quan đến những nơi mà Don Bosco đã ở; các cuộc gặp gỡ của Don Bosco với mọi người, với các nhóm Salêdiêng. Các bức ảnh được sắp xếp trình tự theo thời gian về cuộc đời ngài.
Nhờ quan sát đa dạng và chất lượng độc đáo những bức ảnh của Don Bosco trong những hoàn cảnh khác nhau và với những người ở các độ tuổi khác nhau, chúng tôi ghi nhận một số khía cạnh trong quan niệm về truyển thông bằng hình ảnh của ngài.
Trước hết, chúng ta lưu tâm đến ý hướng của Don Bosco để tổ chức và ghi lại các cá nhân, các trạng huống, thời gian để có thể làm tài liệu tham khảo trong tương lai cho các Salêdiêng. Mỗi bức ảnh đưa đến những trải nghiệm và bài học cuộc sống hầu trở thành một cuốn sách sống ký ức cho thế hệ mai sau. Nhiếp ảnh là ký ức và đồng thời là thông điệp!.
Mỗi bức ảnh là một lời bày tỏ ý định và động cơ, và cả Don Bosco và những người Salêdiêng đầu tiên đó đều đã nhìn thấy bằng ngôn ngữ và một thông điệp được gởi gắm trong những bức ảnh đầu tiên này. Thật vậy, chúng không phải là “những bức ảnh chụp nhanh” như chúng ta có thể chụp ngày nay, mà các bức ảnh này được chụp một cách có chủ ý.
Kích thước mà Don Bosco đưa ra cho mỗi bức ảnh mang lại cảm giác thân thuộc của các Salêdiêng, một số hoạt động có tổ chức, (ví dụ như Ban nhạc), mong muốn ghi lại lòng trung thành của các Salêdiêng (bàn giao Hiến luật). Sau đó là những bức ảnh Don Bosco nghe giải tội, cầu nguyện trước tượng đài Đức Mẹ. Những bức ảnh tiết lộ cảm xúc, ý định tiểm ẩn của Don Bosco.
Don Bosco chắc chắn biết rất rõ cách đóng khung các bức ảnh của mình:
Nhiếp ảnh luôn được tạo ra thông qua kích thước không gian được quy định bởi khung của ảnh. Trước hết, kích thước chúng tôi muốn cung cấp cho bức ảnh ảnh hưởng đến bố cục của cảnh.
Do đó, người chụp ảnh và người được chụp ảnh mang trạng thái tâm lý. Nhiếp ảnh là một cách thể hiện tình bạn, mối quan hệ tình cảm sâu sắc, cảm giác về tương lai và sự thuộc về. Nhiếp ảnh là cách bày tỏ tình cảm bạn hữu, bày tỏ mỗi giây cảm xúc sâu sắc, ý thức về tương lai và tính thuộc về.
Don Bosco muốn được chụp ảnh trong những khoảnh khắc khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời.
Viết là cách truyển thông phổ biến nhất trong thời của Don Bosco, và ngài đã viết rất nhiều. Nhưng khi quyết định chụp ảnh, ngài cho thấy mong ước của ngài là làm cho một cái gì đó hiện đại hơn, một cái gì đó có thể có tác động trực quan hơn đến người xem vì lợi ích của thông điệp.
Điều thú vị nữa là từ khi còn nhỏ, Don Bosco ham thích âm nhạc, âm thanh, nhịp điệu. Ngài đã học ít nhất một nhạc cụ (vĩ cầm), ngài biết sức mạnh của âm nhạc dễ dàng chạm đến cõi lòng và nhận thức của con người.
Là một nhà văn, Don Bosco đã sử dụng sức mạnh của ngôn từ để hướng dẫn và giáo dục dân tộc của mình: thông qua các Bài đọc Công giáo, Cuộc đời của một số học sinh của mình, nhiều lá thư và nhiều sách giáo khoa và sách khác, và thậm chí dạy cho thanh thiếu niên của mình cách xuất bản sách. Ngài là bậc thầy về truyền thông thông qua chữ viết.
Khi ngài chuyển sang lĩnh vực nhiếp ảnh, chúng ta có thể hình dung một Don Bosco đang tìm cách ngày càng hiện đại hóa cách thức truyền thông. Chắc chắn ngài muốn sử dụng nhiếp ảnh để giáo dục các Salêdiêng có nhận thức tốt hơn về những gì Thiên Chúa đã làm cho anh ấy, cho họ và cho những người trẻ. Mục đích của ngài là muốn mọi người ngày càng mở rộng đôi mắt về thực tại của những người trẻ cần được yêu thương và giáo dục.
Trải nghiệm nhiếp ảnh có thể được xem như là cơ hội mở mang tầm nhìn để chúng ta bớt sao lãng cuộc sống mà chúng ta đang sống bởi vì nhiếp ảnh giúp chúng ta tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh bằng cách buộc và dạy chúng ta nhìn chăm chú hơn.
Truyền thông bao gồm rất nhiều từ ngữ, âm thanh và hình ảnh. Bộ ba này đã và đang tiếp tục là nền tảng của truyền thông, bao gồm cả kỹ thuật số và ảo. Điều này giải thích tại sao chúng ta thích xem phim, nghe nhạc và đọc sách. Đúng khi nói rằng số hóa đã mang lại một cuộc cách mạng to lớn về truyền thông và sẽ tiếp tục như vậy. Con người chúng ta thường hướng đến những thông điệp trực quan và sinh động bởi vì chúng phải làm việc với hai giác quan mạnh mẽ: nghe và nhìn. Âm thanh và hình ảnh có sức mạnh chạm sâu vào lòng chúng ta và ở lại với chúng ta, đôi khi là mãi mãi.
Với trực giác của Don Bosco trong lĩnh vực này, việc ngài được chụp hình một mình cũng như với các nhóm Salêdiêng, thì Tu hội Salêdiêng đã thừa hưởng những ký ức trực quan đầy ý nghĩa của nhà truyền thông vĩ đại này và nhiều khoảnh khắc với các Salêdiêng của ngài.
Nhờ khám phá ra những hình ảnh này mang ý nghĩa sâu sắc, chúng tôi cảm nhận được điều gì đó về tính cách, linh đạo, cảm xúc, về những giá trị và sự thánh thiện của ngài. Thực sự một bức tranh có giá trị ngàn lời nói! Đây là lý do tại sao những nhà truyền thông vĩ đại như Don Bosco biết sử dụng chúng đúng lúc và đúng chỗ.


Visited 119 times, 1 visit(s) today