ĐIỆU MÚA CỦA NHỮNG TRẺ BẰNG ĐỒNG

SỨ ĐIỆP CỦA CHA BỀ TRÊN CẢ

DON ÁNGEL FERNÁNDEZ ARTIME

          Tượng đài của Don Bosco trước Vương Cung Thánh đường Mẹ Phù Hộ tại Valdocco là một biểu tượng của sứ mệnh Sa-lê-diêng trong thế giới

           Các độc giả báo Chuyên đề Don Bosco thân mến,

           Từ miền Bắc Ấn độ, vùng Dimapur, Nagaland giáp ranh với các nước khác. Tại đây có các anh em Sa-lê-diêng hiện diện và họ đã đặt nền móng vững chắc linh đạo Sa-lê-diêng và lòng trung thành tuyệt đối với Don Bosco.

           Đích thân được chứng kiến những cảnh tượng tiếp đón sống động và sức sống của đoàn sủng Sa-lê-diêng trên toàn thế giới, cha tự nhiên nghĩ đến một biểu tượng của tình yêu và lòng biết ơn, mà các bạn hữu của Don Bosco thực sự muốn dựng nên trước Vương cung Thánh đường Mẹ Phù Hộ: Tượng đài của Don Bosco.

          Chỉ trong vài tháng nữa sẽ mừng 100 năm xây dựng tượng đài này. Tượng đài kỷ niệm này như một người canh gác trung thành đón chào tất cả những người đến thăm viếng Nhà Mẹ của Hội dòng. Như thường hay xảy ra, chúng ta quen nhìn thấy tượng đài ngài đến nỗi không nhận ra ngài ngoài tia mắt nhìn vội vàng.

          Và ý tưởng về một đài kỷ niệm trong quảng trường này cũng đã đến trong trí của Don Bosco. Một ngày kia, khi ngài vừa bắt đầu xây dựng Vương cung Thánh đường Mẹ Phù Hộ, đi ngang qua mảnh đất vẫn còn là vùng đất đang được đào xới, Don Bosco đã dừng lại để chiêm ngắm những đường nét còn đang tô vẽ ở mặt trước rồi đưa ánh nhìn đến chung quanh. Ánh mắt đầy quyết đoán vốn là vẻ đặc thù của ngài, và quay sang vị linh mục đi cùng, Don Bosco nói: “Ở giữa chỗ này, cha muốn làm một đài kỷ niệm hình Mô-sê cầm gậy đập vào vách đá, và từ đó vọt trào một dòng nước được tích tụ lại trong một cái bể”.

          Ngày hôm nay có một tượng đài ở giữa của quảng trường. Đó không chỉ hoàn toàn là bức tượng của Don Bosco, nhưng nó còn diễn tả điều gì đó lớn hơn nữa.

          Bản anh hùng ca của công cuộc Sa-lê-diêng

          Vào ngày 10 tháng 9 năm 1911, ý tưởng về tượng đài của Don Bosco đã nảy sinh trùng với lễ mừng năm thứ 100 của ngày ra đời của ngài bùng lên trong Đại hội Quốc tế các Cựu học viên. Ngay lập tức tin tức này đã đến tai nhiều nhân vật quyền thế trên thế giới.

          Toà thị chính Tô-ri-nô đã nhường một khoảng không gian và một số tiền đóng góp nhỏ. Một cuộc thi đua có nhiều các nghệ nhân trên thế giới tham gia. Và kế hoạch của nhà điêu khắc Gaetano Cellini thành Ravenna đã được chọn lựa.

          Mọi sự đã sẵn sàng, nhưng cuộc chiến Thế giới lần thứ nhất khốc liệt đã làm cho việc khởi công bị hoãn lại. dự án này chỉ được thực hiện vào ngày áp lễ Mẹ Phù Hộ, lúc 11 giờ ngày 23 tháng 5 năm 1920.

          Khi chiếc khăn che phủ tượng đài được gỡ xuống, hàng ngàn người hiện diện đã vỗ một tràng pháo tay giòn giã để khen ngợi và bày tỏ sự cảm động trước công trình này.

          Bức tượng bằng đồng này được làm bằng đồng và tựa trên một tấm đá granit cứng cáp.

          Phía trên cao, diện mạo hiền lành và tươi cười của Don Bosco được một triều thiên các bạn thanh thiếu niên vây quanh, chúng dường như đang nhảy múa quanh ngài. Don Bosco làm một cử chỉ hết sức biểu tượng, dường như ngài đang muốn nhấc lên một trong số những đứa trẻ. Hình tượng này thực sự là một biểu tượng ý nghĩa về sứ mệnh của ngài và của Tu Hội. Ý nghĩa của chữ giáo dục chính là “Lấy ra”, nâng lên, làm cho lớn lên.

          Âm giọng vui tươi, đây chính là linh đạo Sa-lê-diêng, nơi mà bầu khí tình bạn giữa nhà giáo dục và người trẻ là một sự hỗ trợ lớn để giúp cá nhân được tăng trưởng. Với truyền thống của Thánh Phan-xi-cô Sa-lê để lớn lên trong đức tin cần có cả sự hướng dẫn, nhưng điều này sẽ là không thể nếu như không có tình bạn thật, sự thông tri, có sự ảnh hưởng lẫn nhau; một tình bạn đến từ tinh thần thực sự. Mối tương quan giữa nhà đào luyện Sa-lê-diêng và những người trẻ phải được in khắc bởi “tình thân lớn lao”, bởi tình gia đình mang chở tình yêu, và tình yêu đem lại sự tin tưởng. Những đứa trẻ nhìn Don Bosco đầy sự tin tưởng bởi vì từng em chắc chắn thấy mình được yêu.

          Tấm kiếng phản chiếu

          Ở phía dưới, một nhóm người tuyệt vời đại diện cho nhân loại, họ đại diện cho Đức tin. Don Bosco khẳng định: “Xã hội này ngay từ đầu đã là một giáo lý đơn giản”. Điều này dẫn chúng ta đến thời khởi thuỷ và gốc rễ của Hội dòng Sa-lê-diêng. Từ Don Bosco, Hội dòng đã học được niềm đam mê loan báo Tin Mừng để đưa mỗi người trẻ, mỗi con người đến gặp gỡ Đức Ki-tô.

          Trong hai hình ảnh vươn lên cao phía trên, ở bên phải là một bà mẹ với đứa con nhỏ trên cánh tay vươn lên ôm Don Bosco; ở bên trái có một người phong hủi nghèo có đôi mắt tràn ngập lòng biết ơn đối với vị ân nhân.

          Ở những hai bên có hai biểu tượng Thánh Thể và Mẹ Phù Hộ là hai ý tưởng do Don Bosco cổ võ, đã trở nên hết sức quen thuộc trong tâm tưởng của việc truyền giáo “muôn dân” và trong Gia đình Sa-lê-diêng.

          Ở phía sau, có ba bức phù điêu nhắc nhớ đến những người Sa-lê-diêng đã và đang làm để trợ giúp những người di dân, trước đây và hôm nay. Cha nghĩ đến biết bao nhà Sa-lê-diêng trên toàn thế giới, họ mở rộng cánh cửa để đón người di dân thuộc mọi lứa tuổi. Cha nghĩ đến những trại tị nạn và những Mái Ấm. Mặt khác có hình ảnh đại diện cho Trường Nghề và Trường Nông Nghiệp của các Sa-lê-diêng. Mỗi ngày có hàng ngàn người trẻ bước vào trong trường của chúng ta để trở thành “người ki-tô hữu tốt và công dân lương thiện”.

          Như trò chơi gương phản chiếu, ngay tại phía sau của chính bức tượng Don Bosco, nổi lên rất rõ bức tượng của Chúa Giê-su với các trẻ nhỏ ở trung tâm mặt tiền của Vương Cung Thánh đường Mẹ Phù Hộ. “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng tôi. Quả thật, những ai nên như trẻ nhỏ này mới được vào Nước Trời (Mc 10,14). Trên toàn thế giới cha đã thấy các con cái của Don Bosco đang hiện thực lời cua Chúa Giê-su với cùng một lòng đam mê nồng cháy. Chính vì điều này mà họ vẫn còn tiếp tục trở thành những nhà truyền giáo nam nữ.

          Trên hết, cha nhìn thấy lòng biết ơn vô hạn của vô số những con người đã nhận tên gọi của Don Bosco, tức là các thành viên trong gia đình Sa-lê-diêng, con cái của Don Bosco. Và khi cha vào một nhà Sa-lê-diêng, trong bất cứ cộng đoàn nào của chúng ta trên trên thế giới, cha lại như nhìn thấy quanh cha những đứa trẻ vây quanh đài kỷ niệm của Don Bosco. Với niềm vui này cha chia sẻ đến tất cả các anh chị em đang làm việc vì Danh Chúa trên khắp các nẻo đường thế giới.

Bài viết: Ban truyền thông Sdb

Visited 17 times, 1 visit(s) today