Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc đối thoại liên tôn tại Mông Cổ

Bắt đầu ngày thứ ba của chuyến tông du lịch sử tới Mông Cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn tại Nhà hát Hun, cùng với các nhà lãnh đạo Phật giáo, các pháp sư, Chính thống giáo Nga và hơn 10 tôn giáo khác.

Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: các tôn giáo được mời gọi cống hiến cho thế giới sự hòa hợp, điều mà tiến bộ kỹ thuật không thể mang lại được, bởi vì, nó chỉ nhắm đến chiều kích trần thế và chiều ngang của con người, nó có nguy cơ quên mất Thượng đế, Đấng đã tạo ra chúng ta.

Dưới đây là bài nói chuyện của ĐTC Phanxicô trong cuộc đối thoại liên tôn tại Nhà hát Hun ở Mông Cổ:

Chào buổi sáng tất cả anh chị em

Cho phép tôi ngỏ lời với anh chị em như vậy, với tư cách là một người anh em trong đức tin của những người tin vào Chúa Kitô và như một người anh em của tất cả anh chị em nơi đây. 

Nhân loại như những người hành hương khao khát tôn giáo, đang bước đi trên trái đất với đôi mắt hướng về trời. Có một tín đồ đến từ xa đã nói về đất nước Mông Cổ như vậy. Tôi đã đi qua đó “mà không nhìn thấy gì ngoài trời và đất” (xem WILLIAM OF RUBRUQUIS, Journey through the Mongol Empire, XIII/3). Quả thực, bầu trời ở đây, trong xanh như nó vốn có, ôm lấy vùng đất rộng lớn và hùng vĩ, gợi lên hai chiều kích cơ bản của đời sống con người: chiều kích trần thế, được hình thành bởi các mối quan hệ với người khác, và chiều kích thiêng liêng, được hình thành bởi việc tìm kiếm một Đấng nào đó, điều đó vượt qua khả năng của chúng ta. Nói tóm lại, Mông Cổ nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết mà tất cả chúng ta, những người hành hương và lữ hành, phải ngước mắt nhìn lên trên để tìm ra lộ trình của mình trên con đường trên trần thế này.

Đó là lý do tại sao tôi rất vui hiện diện với anh chị em tại thời điểm gặp gỡ quan trọng này. Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến từng anh chị em vì sự hiện diện của mọi người ở đây. Việc ở cùng một nơi như là một thông điệp của sự hài hòa. Các truyền thống tôn giáo, trong sự độc đáo và đa dạng của chúng, mang theo một tiềm năng to lớn về điều thiện để phục vụ xã hội. Nếu những người có trách nhiệm của các quốc gia chọn con đường gặp gỡ và đối thoại, họ sẽ góp phần chấm dứt những xung đột gây đau khổ cho nhiều người.

Ngày hôm nay, tất cả mọi người đã mang đến cho chúng ta cơ hội được cùng nhau tìm hiểu và có thêm nhiều tương quan phong phú. Thật tuyệt vời khi nhớ lại kinh nghiệm hào hùng của cố đô Karakorum, nơi tọa lạc thờ phượng các “tín ngưỡng” khác nhau, chứng tỏ đây là sự hòa hợp đáng ngưỡng mộ. Hài hòa: Tôi muốn nhấn mạnh từ này với hương vị đặc trưng của người châu Á. Điều này đề cập đến mối quan hệ cụ thể được tạo ra giữa các thực tại khác nhau, không áp đặt với những tiêu chuẩn, nhưng tôn trọng sự khác biệt và vì lợi ích cùng tồn tại. Tôi tự hỏi: ai sẽ làm những điều này hơn là các tín đồ được mời gọi làm việc vì sự hòa hợp của tất cả mọi người?

Thưa anh chị em, chúng ta muốn đạt được sự hòa hợp với những tín đồ khác trên trái đất bằng cách chúng ta cố gắng truyền tải sự hòa hợp tại bất cứ nơi nào chúng ta sống, giá trị tôn giáo của chúng ta đều phải được cân nhắc. Trên thực tế, cuộc sống của mỗi con người, mọi tôn giáo đều phải được “đo lường” dựa trên lòng vị tha; không phải là lòng vị tha trừu tượng, mà là lòng vị tha cụ thể, tìm kiếm người khác và cộng tác với lòng quảng đại với tha nhân, bởi vì “người khôn ngoan vui mừng khi cho đi. Anh ta sẽ đạt được hạnh phúc trên thế gian này” (The Dharmapada: The Path of Inner Realization, Buenos Aires 2022, 80; x. những lời của Chúa Giêsu được đề cập trong sách Tông đồ Công vụ 20,35). 

Lời cầu nguyện được lấy cảm hứng từ Thánh Phanxicô Assisi: “Nơi nào có hận thù, hãy để tôi mang tình yêu đến. Nơi nào có sự xúc phạm, hãy để tôi mang sự tha thứ đến. Nơi nào có sự bất hòa, hãy để tôi mang lại sự đoàn kết”. Lòng vị tha được xây dựng dựa trên sự hòa hợp và nơi nào có sự hòa hợp nơi đó có sự hiểu biết, thịnh vượng và tuyệt mỹ. Hơn nữa, sự hài hòa có lẽ là từ đồng nghĩa với vẻ đẹp. Ngược lại, sự khép kín, áp đặt đơn phương, chủ nghĩa cực đoan và sự ép buộc về mặt ý thức sẽ hủy hoại tình huynh đệ, gây căng thẳng và gây nguy hiểm cho hòa bình. Vẻ đẹp của cuộc sống là kết quả của sự hài hòa, nó mang tính cộng đồng, nó tăng lên nhờ lòng tốt, sự lắng nghe và sự khiêm tốn. Và trái tim trong sáng có thể hiểu được điều đó, bởi vì “vẻ đẹp đích thực nằm ở sự trong sạch của trái tim” (x. MK GANDHI, Il mio credo, il mio pensiero, Rome 2019, 94). 

Các tôn giáo được mời gọi cống hiến cho thế giới sự hòa hợp, điều mà cho dù khoa học kỹ thuật có tiến bộ cũng không thể có được, bởi vì, nó chỉ hướng tới chiều kích trần thế và con người, nó có nguy cơ quên mất phần “hướng thượng”, nơi mà chúng ta được tạo dựng từ đó. Thưa anh chị em, ngày hôm nay chúng ta cùng nhau có mặt ở đây với tư cách là những người kế nhiệm khiêm tốn của các trường phái thông thái cổ xưa. Với cuộc gặp gỡ hôm nay, chúng ta cam kết chia sẻ tất cả những điều tốt đẹp mà chúng ta đã nhận được, để làm cho nhân loại thêm phong phú trên con đường mình đi tới. con đường sai lạc dễ bị lôi cuốn mất phương hướng bởi những tìm kiếm về lợi nhuận và hạnh phúc trần gian; và thường thì nó cũng không thể tìm lại được tiếng nói chung. Do đó, con đường đó chỉ hướng đến những lợi ích trần thế, nó sẽ hủy hoại trái đất, sự tiến bộ sai lạc cùng với sự thoái trào, thể hiện sự bất công, rất nhiều xung đột, rất nhiều sự tàn phá môi trường, rất nhiều cuộc bách hại, và rất nhiều sự loại bỏ sự sống con người.

Về phong tục nơi đây, tôi đã nói về việc khi chuẩn bị cho chuyến đi này, tôi đã bị mê hoặc bởi những ngôi nhà truyền thống mà ở đó người dân Mông Cổ bộc lộ trí tuệ được lắng đọng qua hàng thiên niên kỷ lịch sử. Trên thực tế, ngôi nhà này tạo thành một không gian của con người. Đời sống gia đình phát triển bên trong, đó là nơi chung sống thân tình, gặp gỡ và đối thoại, trong đó, dù đã đông người, người ta vẫn biết nhường chỗ cho người khác. Và hơn nữa, có thể dễ dàng nhận biết trên lãnh thổ Mông Cổ rộng lớn; Đó cũng là lý do mang lại niềm hy vọng cho những người đang lạc lối. Có nhà là có sự sống. Nó luôn rộng mở, sẵn sàng chào đón người bạn, cũng như du khách và cả người nước ngoài, cho họ một tách trà nóng để họ lấy lại sức trong mùa đông lạnh giá hoặc một loại sữa tươi lên men để giải tỏa những ngày hè nóng bức. Đây cũng là kinh nghiệm của các nhà truyền giáo Công giáo, đến từ các quốc gia khác nhau, những người được đón nhận ở đây với tư cách là những người hành hương và khách mời, và những nhà truyền giáo bước vào thế giới văn hóa này một cách khôn ngoan để làm chứng về Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách khiêm tốn.

  

Ngôi nhà truyền thống gợi lên sự cởi mở thiết yếu đối với thần thánh. Chiều hướng tâm linh của ngôi nhà này được thể hiện bằng việc nó mở ra phía trên, nơi có một điểm duy nhất để ánh sáng chiếu vào, được tạo thành bởi một giếng trời. Bằng cách này, bên trong trở thành một đồng hồ mặt trời lớn, nơi ánh sáng và bóng tối nối tiếp nhau, đánh dấu giờ ngày và đêm. Có một lời giải thích hay về khía cạnh này: cảm giác về thời gian trôi qua đến từ phía trên chứ không phải từ sự tiến hóa đơn thuần của các hoạt động trần thế. Hơn nữa, vào những thời điểm nhất định trong năm, tia sáng xuyên qua từ trên cao chiếu sáng đến bàn thờ của gia đình, ghi nhớ tính ưu việt về đời sống tâm linh. Bằng cách này, sự chung sống của gia đình diễn ra trong không gian hình tròn liên tục đề cập đến chiều kích thiêng liêng, siêu việt và theo chiều dọc của nó.

Với tư cách là đại diện của các tôn giáo khác nhau, chúng ta cùng nhau thúc đẩy sự hài hòa và cởi mở với Đấng Siêu Việt, cam kết vì công lý và hòa bình nhằm tìm kiếm mối tương quan với Thượng Đế. Anh chị em thân mến, trách nhiệm của chúng ta rất lớn, đặc biệt trong thời điểm lịch sử này, bởi vì hành vi của chúng ta được mời gọi để củng cố những giáo huấn mà chúng ta tuyên xưng và tránh những mâu thuẫn. Do đó, đừng có sự nhầm lẫn giữa tín ngưỡng và bạo lực, giữa thiêng liêng và áp đặt, giữa con đường tôn giáo và chủ nghĩa bè phái. Cầu mong ký ức về những đau khổ phải chịu trong quá khứ – tôi nghĩ trước hết là các cộng đồng Phật giáo – cho chúng ta sức mạnh để biến những vết thương đen tối thành nguồn ánh sáng, sự vô minh trước bạo lực thành trí tuệ của cuộc sống, cái ác hủy hoại thành điều tốt đẹp để xây dựng. Cầu mong điều đó đối với chúng ta, những đệ tử nhiệt tình của các vị thầy tâm linh cổ xưa và những người phục vụ có ý thức cho giáo lý của các ngài, sẵn sàng cống hiến vẻ đẹp của các ngài cho tất cả những người chúng ta đồng hành, như những người bạn đồng hành thân thiện trên con đường hướng thiện. Trong các xã hội đa nguyên như Mông Cổ, mỗi tổ chức tôn giáo, được chính quyền dân sự công nhận một cách chuẩn mực, có nghĩa vụ và có quyền đưa ra những gì mình có và những gì mình tin tưởng, tôn trọng lương tâm của người dân với mục đích cuối cùng là điều tốt đẹp nhất.

Theo nghĩa đó, tôi muốn xác nhận với anh chị em rằng Giáo hội Công giáo mong muốn đi theo con đường này, tin tưởng vững chắc vào cuộc đối thoại đại kết, liên tôn và văn hóa. Đức tin của họ được đặt nền tảng trên cuộc đối thoại vĩnh cửu giữa Thiên Chúa và nhân loại, được thể hiện nơi con người Chúa Giêsu Kitô. Với sự khiêm nhường và tinh thần phục vụ đã làm sống động cuộc đời của Thầy Chí Thánh, Đấng đã đến thế gian không phải “để được phục vụ, nhưng để phục vụ” (Mc 10:45), Giáo Hội cống hiến cho mỗi người và mỗi nền văn hóa kho tàng đó. Hãy đón nhận, duy trì với thái độ cởi mở và lắng nghe những giá trị truyền thống của các tôn giáo khác đưa ra. Trên thực tế, cuộc đối thoại không có những bất đồng vì nó không loại bỏ những khác biệt, nhưng ngược lại cùng nhau hiểu và giữ gìn tính nguyên bản, làm cho chúng thêm phong phú và bổ túc cho nhau. Thưa anh chị em, chúng ta có một nguồn gốc chung đó là mang lại phẩm giá cho tất cả mọi người, và con đường chung mà chúng ta chỉ có thể đi cùng nhau, sống dưới cùng một bầu trời che chở và soi sáng cho chúng ta.

Thưa anh chị em, việc gặp nhau ở đây là dấu hiệu cho thấy việc chúng ta có thể hy vọng cho dù trong một thế giới đầy rẫy xung đột và bất hòa, điều đó có vẻ không tưởng. Tuy nhiên, các dự án lớn nhất đều bắt đầu từ sự bé nhỏ như những điều không thể thấy. Cây lớn được sinh ra từ hạt giống nhỏ, ẩn dưới lòng đất. Và “hương hoa không bay ngược gió, mà hương đức hạnh mới bay ngược gió. Người có đức hạnh làm thơm ngát khắp nơi trên trái đất bằng lòng tốt của mình (cf. The Dharmapada, 40). Chúng ta hãy làm những sự bé nhỏ này được phát triển, bởi vì những nỗ lực chung của chúng ta để đối thoại và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn không phải là vô ích. Hãy nuôi dưỡng niềm hy vọng. Như một triết gia đã nói: “Mọi người đều vĩ đại tùy theo đối tượng mà mình mong chờ: một người vĩ đại được hiểu khi họ hướng tới những điều có thể; hay những thứ vĩnh cửu; nhưng người vĩ đại nhất là người mong đợi điều không thể” (SA KIERKEGAARD, Sợ hãi và run rẩy, Buenos Aires 1958, 12). 

Ước gì những lời cầu nguyện chúng ta hướng lên trời bằng tình huynh đệ, chúng ta cùng nuôi dưỡng niềm hy vọng ở thực tại; ước gì chúng là chứng nhân đơn giản và đáng tin cậy về tính tôn giáo của mình, về việc chúng ta cùng nhau bước đi với cái nhìn hướng lên trên, về việc chúng ta sống trong thế giới này một cách hài hòa – chúng ta đừng quên lời này, sự hòa hợp, như những người hành hương được kêu gọi bảo vệ môi trường ấm cúng, dành cho tất cả mọi người. Cảm ơn. 

Nguồn:Papa Francisco en Mongolia: Discurso en encuentro ecuménico e interreligioso | La Agencia Católica de Informaciones – ACI Prensa

Chuyển ngữ: Ngọc Toản Sdb

Visited 46 times, 1 visit(s) today