![4659f43d68e34f29d98f0c35924afb4a_L](https://sdb.vn/wp-content/uploads/2021/08/4659f43d68e34f29d98f0c35924afb4a_L.jpg)
(Hãng thông tấn Salêdiêng – ANS) Dhaka, Bangladesh – Cuộc chiến chống lại nghèo đói ở Bangladesh phải gánh chịu thêm một đòn giáng nặng nề vì một số thảm họa thiên nhiên cũng như đại dịch Covid-19. Toàn bộ nhiều vùng của đất nước bị ảnh huởng bởi mưa lũ kéo dài buộc hàng vạn người phải chạy trốn bỏ lại nhà cửa của mình hoàn toàn bị lũ nhấn chìm. Cha Francis Alencherry, một Salêdiêng Ấn Độ từ Tỉnh dòng Calcutta, đứng đầu các Salêdiêng ở Bangladesh kể với chúng tôi về những gì đang xảy ra khắp trên đất nước này trong mấy ngày nay.
Ở quận Kurigram, miền bắc đất nước, hầu như toàn vùng biên giới giáp với Ấn Độ có khoảng 30.000 người bị ảnh hưởng; ở vùng Sirajganj, vùng trũng dọc theo hai bờ sông Brahmaputra có khoảng 50.000 gia đình bị ảnh hưởng. Đối diện với tình cảnh này, chính quyền cũng như các cơ quan quốc tế hiện diện trong vùng đang nỗ lực trợ giúp những người bị nạn. Giáo Hội tại những vùng bị ảnh hưởng cũng đang làm bao có thể để cung cấp những sự trợ giúp, đồng thời Caritas cũng đang hết sức tích cực.
Trong khi đó cũng đang có sự lo sợ những trận mưa kế tiếp, những thiệt hại do lũ lụt ở miền nam của đất nước thậm chí còn tệ hại hơn, đồng thời những vùng còn bị đất lở cộng với lũ lụt như ở Cox’s Bazar, đây là vùng người tị nạn đông nhất trên thế giới cũng đang làm mất chỗ ở tạm của khoảng 13.000 người Rohingya. Đã có ít nhất 6 người tị nạn thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em, 15 người quốc tịch Bengali bị giết hại, trên 200.000 người bị kẹt vì mưa lũ. Những con số thảm họa do Văn phòng tị nạn LHQ cung cấp cho thấy vào khoảng 21.000 người Rohingya bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và gần như phá hủy tới 4.000 nơi cư trú của họ bao gồm cả những trạm y tế, cũng như những khu vệ sinh.
Thời tiết xấu xuất hiện lại càng làm tăng thêm tình trạng nguy cấp do đại dịch Covid-19 gây nên. Lệnh giãn cách mới áp dụng cho toàn quốc một tháng vì làn sóng lây nhiễm mới.
Cha Alencherry chia sẻ tiếp: “Các nhà máy đóng cửa, làm cho rất nhiều công nhân thất nghiệp. Bất chấp lệnh phong tỏa, hàng ngàn hàng ngàn dân nghèo vẫn tìm cách đi kiếm gì làm để kiếm chút ít tiền bạc.”
Vị Salêdiêng cũng lưu ý rằng cho đến cách đây 2 tuần, vi-rút tập trung ở các làng mạc, nay nó đã tiến đến thủ đô và con số người chết tới nay đã là 230, và mỗi ngày có nhiều ngàn người bị nhiễm.
Hệ quả của vi-rút đối với nền kinh tế là khía cạnh đáng lo lắng nhất: “Con số người nghèo gần đây đã gia tăng rất nhiều. Tất cả những gì đã kiếm được trong cả 50 năm qua nay đã mất sạch chỉ trong một năm rưỡi vừa rồi.”
Cha Alencherry kết luận với một cái nhìn hy vọng rằng: “Hy vọng của chúng tôi là chúng tôi có thể trở lại bình thường, người dân có thể có lại việc làm, và tất cả chúng tôi có thể xây dựng lại cuộc sống và phát triển.”
Minh Tuấn, SDB chuyển ngữ