Andrea Tornielli nói: “Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII: ‘Cầu nối giữa hai Kỷ nguyên’”

Đức Pi-ô XII, một con người thầm lặng và nhà phê bình sâu sắc.

(Zenit, 04.03.2019) – “Vào ngày 2 tháng 3 năm 1939, Eugenio Pacelli trở thành vị Giáo Hoàng thứ 260 của Giáo hội Công giáo. Một số nhà báo mô tả ngài như là người đại diện cuối cùng của Giáo hội gắn liền với quá khứ, khi nhấn mạnh đến sự không liên tục đối với người kế vị của ngài. Tuy nhiên, Đức Piô XII vẫn là một nhân vật cần nghiên cứu, và điều này sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bằng việc mở tài liệu lưu trữ của Vatican trong Triều Đại Giáo Hoàng của ngài”, Andrea Tornielli đã nói trong một bài xã luận được đăng tải bởi tin tức Vatican và tờ báo L’Osservatore Romano bằng tiếng Ý, ngày 3 tháng 3 năm 2019.

* * *

Giáo Hoàng Eugenio Pacelli, người biết rất rõ những trang sử đen tối của thế kỷ 20, là con tin của các nhà cách mạng Bolshevik. Ngài đã chứng kiến ​​sự ra đời của Chủ nghĩa Phát xít, và khi còn là một Sứ thần Tông tòa trẻ tuổi ở Munich, ngài đã ghi nhận sự nguy hiểm, đặc biệt là trong một bức thư gửi cho Đức Hồng y Pietro Gasparri, ngài viết: “Có lẽ, Chủ nghĩa Dân tộc là dị giáo nguy hiểm nhất thời đại chúng ta”.

Với tư cách là Ngoại trưởng, ngài là cộng tác viên trung thành của Pi-ô XI, chia sẻ ác cảm với hệ tư tưởng chuyên chế, nhưng cũng lo lắng tìm một sự thỏa thuận với các quốc gia thù địch nhất, để đảm bảo tối thiểu tự do cho các Kitô hữu. Ngài trở thành Giáo Hoàng cách đây đúng 80 năm, vào đêm trước chiến tranh lấy đi sinh mạng của hơn 50 triệu người, đỉnh điểm là thảm kịch của sự hủy dịch hàng loạt, cuộc diệt chủng của 6 triệu người Do Thái bị Đức Quốc xã gây ra.

Ngài là một vị Giáo hoàng được nhiều người yêu mến trong suốt cuộc đời. Ngài được tôn vinh với danh hiệu “Defensor Civitatis – Người bảo vệ thành phố”, khi bắt đầu hoạt động từ thiện vĩ đại cho tất cả những người bị bức hại trong Chiến tranh. Ngài tiếp tục trị vì trong những năm hậu chiến đầy khó khăn, chỉ ra con đường xây dựng nền dân chủ cho tất cả những điều tích cực đã bị cuộc xung đột cuốn trôi. Ngài là một nhà lãnh đạo của các sự kiện chính trị quan trọng cho nước Ý. Một cuộc tranh luận về lịch sử, may mắn thay, ngày nay ít gây xôn xao, đã cho thấy như là “vị Giáo Hoàng im lặng”, vì thái độ của ngài trong cuộc diệt chủng do Đức quốc xã gây ra.

Tuy nhiên, một phán quyết ôn hòa và đầy đủ hơn về Triều đại Giáo hoàng của ngài giúp hiểu được làm thế nào thông qua các quyết định và huấn quyền của ngài, Giáo Hoàng Eugenio Pacelli là cầu nối giữa hai thời đại, kể cả trong lĩnh vực Giáo hội. Chính ngài, vào năm 1952, trong Chiến tranh lạnh, là người đầu tiên can đảm đối mặt với Chủ nghĩa Cộng sản.

Đức Piô XII đã xuất bản các tài liệu giáo lý rất quan trọng và đóng góp cho những ao ước được triển khai bởi Công đồng Vatican II, trở thành Giáo hoàng được trích dẫn nhiều nhất: ngài bắt đầu áp dụng phương pháp phê bình lịch sử cho việc nghiên cứu Kinh Thánh; ngài ủng hộ phong trào phụng vụ và làm mới Nghi thức Tuần Thánh. Ngài đã xem xét lý thuyết về sự tiến hóa, và mở ra cho mình những phương pháp tự nhiên để làm người cha và người mẹ có trách nhiệm. Ngài quốc tế hóa công nghị Hồng y. Năm 1946, ngài đã tấn phong số lượng tân Hồng y lớn nhất trong lịch sử, tiếp tục là người tạo ra Hồng y lớn nhất trong 55 năm. Theo tỷ lệ phần trăm của các nghi lễ mà ngài chủ trì, ngài đã phong thánh cho số lượng phụ nữ lớn nhất, nhiều hơn tất cả những người tiền nhiệm và người kế vị.

Gia Thi, SDB chuyển ngữ

Visited 10 times, 1 visit(s) today