(ANS – Iju-Ishaga) – Với việc tụ tập biểu tình chống lại sự tàn nhẫn của công an, những người trẻ của Trung tâm Trẻ “Don Bosco” ở Iju gần thành phố Lagos, đây là thành phố lớn nhất của lục địa với hơn 20 triệu dân – họ đã tập hợp và có một khoảng khắc cầu nguyện chung để kêu xin Thiên Chúa ban ơn bình an, công lý và hòa giải, cũng như nhằm diễn tả tình liên đới với những nạn nhân ở Lekki, một đường rẽ của cao tốc gần Lagos, mà trong đêm 20 tối rạng sáng ngày 21 tháng 10 một số bạn trẻ tham gia biểu tình chống lại cảnh sát đã bị giết hại.
Cha Ekugbah Chikezie, SDB một Salêdiêng người Nigieria, người đã tham gia trong phong trào cầu nguyện và liên đới này nói rằng: “Nếu như chúng ta muốn nhìn thấy một đất nước Nigeria vĩ đại như chúng ta mơ ước thì những người Salêdiêng chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để giúp cho những người trẻ thật sự ý thức và được giáo dục, để họ tích cực và chủ động tham gia vào những công tác chính trị.”
Theo hãng tin Fides, lý do khiến xẩy ra những vụ đẫm máu cũng như các vụ biểu tình chính là sự giết hại bừa bãi không qua tòa án một người trẻ Nigeria của “Đội Đặc nhiệm chống Cướp bóc” (SARS), vụ việc đã được quay video và lan truyền trên các trang mạng xã hội ở Nigeria vào đầu tháng 10. Đội đặc nhiệm SARS này với những vụ lạm dụng quyền lực liên tục đã trở nên “quá sức chịu đựng” của phần đông dân chúng.
Vì thế, những người biểu tình đã sử dụng #EndSARS như là một hashtag trên các trang mạng xã hội, chiếm các đường phố, yêu cầu giải thể đội đặc nhiệm và phải cải tổ cảnh sát; những quan chức liên quan tới vụ giết người Nigeria không có vũ trang phải bị khởi tố, và gia đình của những nạn nhân phải được bồi thường thỏa đáng.
Nhưng rồi những yêu cầu của người biểu tình mau chóng lan ra thành sự chỉ trích rộng lớn về sự tham nhũng của chính quyền, sự bất lực cũng như sự dung túng để nhân quyền bị lạm dụng, và sự bất ổn kinh tế kéo dài ở Nigeria.
Sau nhiều ngày biểu tình, chính quyền đã quyết định giải thể SARS, nhưng vào ngày 13 tháng 10, cảnh sát trưởng Nigeria đã thông báo thành lập đội cảnh sát mới với tên gọi “Những Vũ khí và Chiến thuật đặc biệt” (SWAT), với mong đợi thực hiện những nhiệm vụ trước đây trao phó cho SARS. Tuy nhiên, theo nhiều người đây chỉ là việc đổi tên gọi của nhóm cũ mà thôi; những cuộc biểu tình vẫn tiếp tục, và ở nhiều tiểu bang của liên bang Nigeria lệnh giới nghiêm đã được áp dụng.
Sau khi đọc Kinh Truyền Tin vào hôm Chúa Nhật ngày 25 tháng 10 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tình trạng của Nigeria: “Cha theo dõi đặc biệt thông tin ở Nigeria, về những vụ bạo động gần đây nổ ra giữa những cơ quan công quyền thực thi phát luật và với những người trẻ biểu tình, chúng tôi cầu nguyện với Chúa để xin cho mọi người luôn luôn xa tránh tất cả mọi loại hình bạo động, và luôn luôn tìm kiếm sự hòa hợp xã hội qua việc cổ xúy công lý và ích lợi chung.”
Minh Tuấn, sdb chuyển ngữ.