HÀNH TRANG CHO NGƯỜI TRẺ HÔM NAY

 Giuse Nguyễn Xuân Quang

 Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát. Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí. Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.

(1Cr 9, 24 – 27)

 Các bạn trẻ thân mến!

Mẹ Têrêsa Calculta từng khuyên chúng ta rằng: “Chúng ta cảm thấy điều chúng ta đang làm chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng đại dương sẽ ít hơn chỉ bởi thiếu đi giọt nước ấy.”

Để hoàn thiện bản thân mình, mỗi người trong chúng ta hãy bắt đầu, hãy xắn tay áo và khởi động từ chính mình, đừng chờ đợi phép màu sẽ đến từ cây phất trần của ông tiên. Phép màu chỉ có thể xảy ra khi bạn và tôi chúng ta phải bước đi, phải khởi đầu và phải hy vọng.

Bạn đã có trong tay mình cuốn sách mang tựa đề: “10/20/Life: Học cách làm huấn luyện viên cho chính mình” chưa? Cuốn sách với lời mời gọi khác chắc và đầy sức lôi cuốn dành cho những ai khao khát muốn có cho mình những động lực tích cực trong cuộc sống. Họ cam kết chỉ cần trong vòng 10 đến 20 tuần bạn sẽ thành công. Với câu slogan: “Học cách làm sao để trở thành huấn luyện viên cho chính bản thân mình, phá vỡ tất cả điểm yếu và tự xây dựng lên cho mình một triết lý sống giúp bạn có được sự thành công lâu dài”. Đây cũng chính là điều tôi muốn nói với các bạn trong bài chia sẻ hôm nay: hỡi các bạn trẻ, cách riêng những bạn trẻ công giáo thân mến! Bạn có muốn huấn luyện chính mình để trở thành một con người biết được những giới hạn của chính bản thân mình, biết rõ nguồn cội đời mình và tự tin xây dựng cho mình một kế hoạch đời sống vươn đến sự thành công và nếm trãi được hạnh phúc lâu dài giữa thế giới đầy hy vọng của hôm nay không?

Bạn thân mến! Chúng ta đều biết rằng, trong xã hội hôm nay, đặc biệt là đòi hỏi của bước tiến về kinh tế và kỹ thuật đòi hỏi chúng ta thấy mình cần phải được huấn luyện để tận dụng khả năng thiên phú của chính mình và tối ưu hóa nó để tạo nên hiệu suất cho những thực hành của cuộc sống, nhưng nếu có một ai đó đến và nhờ bạn giúp, bạn có biết cách huấn luyện không? Quả thực không ai có thể cho cái mà mình không có, cũng càng không thể dạy người khác điều mà mình chưa một lần trãi nghiệm cụ thể trong cuộc sống của mình. Chính vì thế mỗi người chúng ta trước hết hãy tự trở thành huấn luyện viên cho chính mình trước khi trở thành huấn luyện viên cho người khác.

1. Huấn luyện người trẻ về lời mời gọi

Ơn gọi, một hạn từ không bao giờ mất đi giá trị của nó, bởi vì nó phải liên quan đến chính sự hình thành của con người và nó như là một hạt giống sẽ lớn mạnh và trổ sinh hoa trái.

Thông thường, khi chúng ta nói về ơn gọi, lối diễn tả của chúng ta dễ dàng mang một sắc thái huyền bí như một mầu nhiệm khó diễn tả, như thể cuộc khủng hoảng bằng số lượng rõ ràng của những con người chọn lựa bước vào đời sống chủng viện hoặc bắt đầu cho một hành trình thánh hiến cho một sứ mệnh của một hội dòng, quả thực nó mang lại cho ta một cảm giác cho là một dấu hiệu báo trước một tương lai ảm đạm và khó xác định. Thông thường, chúng ta vẫn hay nghĩ rằng khi nói đến ơn gọi thì nó chỉ liên quan đến một số người đặc biệt và có lẽ chỉ những người trẻ đang tìm hiểu để sống đời thánh hiến, nhưng nó không phải như vậy. “Hạn từ ơn gọi” không bao giờ bị gói ghém trong giá trị hạn hẹp như thế – Đức Thánh Cha Francesco nói trong bài phát biểu trước những người tham gia hội nghị của các Nhà đào tạo về ơn gọi khắp thế giới vào ngày 6 tháng 6 năm 2019 – Chúng tôi đã nhắc đến nó lên một lần nữa trong Thượng hội đồng cuối cùng, và trong tất cả các giai đoạn chuẩn bị của nó. Nhưng đích đến vẫn là dân Thiên Chúa, lời rao giảng và dạy giáo lý, và trên hết là cuộc gặp gỡ cá nhân, đó là khoảnh khắc đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng (EG 279). Tôi biết một số cộng đồng đã chọn không nhắc đến hạn từ “ơn gọi” nữa trong các đề xuất của họ cho giới trẻ, bởi vì họ tin rằng những người trẻ sợ điều đó và nếu nhắc đến chúng sẽ không tham gia vào các hoạt động của họ. Đây là một chiến lược thất bại: “loại bỏ từ ‘ơn gọi’ ra khỏi từ vựng của đức tin có nghĩa là chúng ta đang cắt xén từ vựng và chạy theo một rủi ro rất lớn đó là, sớm hay muộn, chúng ta sẽ không còn hiểu được nhau nữa”.

Chúng ta không thể không lưu tâm rằng hạn từ “ơn gọi” này đã trở nên khá lỗi thời bởi vì khi chúng ta phát âm nó ra, ngay tức khắc sẽ xuất hiện một sự kích hoạt lối suy nghĩ trong đầu chúng ta giữa ơn gọi và hình thức của ơn gọi: ngay lập tức chúng ta sẽ nghĩ về chức thánh linh mục, về những con người tận hiến qua các hội dòng và có lẽ về ơn gọi trong hôn nhân Kitô giáo.

Tuy nhiên, theo cách này, nó giống như nhìn vào hoa trái mà không hề xem xét rõ gốc rễ. Thay vào đó, vấn đề nhận ra ơn gọi nó phải liên quan đến chính căn tính của con người. Chúng ta hãy lấy một câu của Thánh Vịnh 28 từ phụng vụ: “Lạy CHÚA là núi đá cho con trú ẩn, con kêu lên Ngài, xin đừng nỡ giả điếc làm ngơ. Vì nếu Ngài cứ im hơi lặng tiếng, thì con sẽ giống như kẻ đã xuống mồ”. Thánh vịnh nói đến Thiên Chúa và kinh nghiệm về sự im hơi lặng tiếng của Ngài, làm cho chúng ta cảm nhận tận cõi lòng tất cả lòng nhiệt thành và ước nguyện phải nghe cho bằng được Lời của Ngài. Nhưng liệu rằng điều đó có đúng trong bất kỳ mối quan hệ tình yêu và tình bạn nào không? Các bạn trẻ thân mến, phải chăng con tim bạn không run rẩy, bồi hồi, thổn thức mong chờ một cuộc gọi hoặc một tin nhắn đến từ người mình yêu? Các bạn có hiểu mật mã này của tôi không các bạn trẻ? “381”. Vâng chỉ có “381”: (3 từ, 8 chữ, 1 ý nghĩa), nghĩa là : “I LOVE YOU”.

Con người là một lời mời gọi để sống ơn gọi bởi vì mọi thứ trong chúng ta đều bắt nguồn từ lời. Đây là một phần của “nguyên tắc hoạt động” của Đấng Tạo hóa – đó là Lời của Thiên Chúa (xem St 1,3; Ga 1,1) – và đan xen toàn bộ sự hiện hữu của con người. Ngay cả trước khi được sinh ra, để ôm trọn sự kỳ diệu của cuộc sống vào lòng mình, có thể bạn đã được đón nhận từ trước đó. Những lời có sức nặng biết bao trong tuổi thiếu niên của bạn: sự phán xét của người khác về bạn quan trọng biết bao; bao nhiêu nỗ lực trong cuộc sống trưởng thành để nói những lời quan trọng, để cầu xin và đề nghị sự tha thứ; bao nhiêu đấu tranh để nhận ra những lời để tin tưởng và chạy trốn những kẻ xấu xa. Đẹp biết bao khi từ từ nhận ra rằng ‘trước mặt’ và ‘ở giữa’ những khuôn mặt này còn có một khuôn mặt khác, đó là khuôn của người Cha, Đấng luôn hướng về chúng ta với tấm lòng rộng lớn: “Con là con của Cha”. Chính từ đó, ơn gọi bắt đầu, giống như những hạt giống tại một thời điểm nhất định quyết định nở hoa. Chính ở đó – tại cội nguồn của nó – rằng khi trưởng thành, nó cần phải trở về để đáp lại lời mời gọi để trở nên cụ thể, trong suốt thời gian của cuộc sống.

2. Huyến luyện người trẻ về sự duy nhất

Bạn là người hoàn hảo? Không, nó không quan trọng, nhưng lời tạ ơn về cội nguồn sinh ra bạn đó mới là điều quan trọng. Bởi nếu không, bạn sẽ bị bỏ lại một mình với những nhu cầu và vấn đề của riêng của bạn.

Đôi khi các bạn nghe người ta nói rằng “người đó chính là một mãnh ghép hoàn hảo của toàn bộ bức tranh!”. Điều gì ám chỉ đằng sau một lời phát biểu như vậy? Có lẽ ngụ ý muốn nói về một con người trưởng thành khi anh ta đạt đến tình trạng ‘hoàn hảo’ của chính mình? Hoặc với một niềm tin rằng một người trẻ có thể tự chủ mọi thứ khi anh ta không cần bất cứ điều gì, vì anh ta đã đạt được mục tiêu và khát vọng trong tình cảm, trở thành một chuyên viên chất lượng và khẳng định sự ổn định về kinh tế (nói nôm na là một người thành công: địa vị, tình cảm, tiền bạc…)?
Chỉ là sự thay đổi một thành phần trong tất cả chắc chắn không thể làm thay đổi điều gì, bởi chính sự thay đổi này cũng không dẫn đến đâu cả. Một đinh kiến tự quy chiếu về bản thân, về vấn đề của chính mình và nhu cầu của chính mình, không thể nhìn thấy ai khác ngoài chính bản thân mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta từ “độc đáo” khiến chúng ta nghĩ về một thể thống nhất cho dù nó không hoàn hảo nhưng vẫn còn có thể giữ được cội rễ? Độc đáo ở đây là những công việc xem ra là lặt vặt nhưng bạn đã làm nó cách tồi tệ khi còn nhỏ ở với mẹ hoặc cha của bạn trong một dịp đặc biệt nào đó. Độc đáo ở chỗ trong một lúc nào đó của cuộc đời bạn, chính ánh mắt của chàng trai ấy đã khiến bạn yêu ngay lần đầu tiên. Độc đáo hơn nữa khi có một động lực mang phần vô thức của một bạn trẻ quyết định chọn con đường làm việc mà không giả vờ như mình đã kiểm soát được mọi thứ.

Chúng ta là những người rất độc đáo khi chúng ta có can đảm bước những bước có vẻ không chắc chắn về phía người khác, hướng tới một đối tượng đặc biệt, hướng tới cuộc sống. Chúng ta chỉ có thể trải nghiệm sự độc đáo của chúng ta trong mối liên hệ vì “bạn không thể sơn một vật màu trắng thì tức khắc vật đó là trắng, sơn một vật màu đen thì nó sẽ là đen. Mỗi người cần người khác tiết lộ chính mình” (Huyền thoại saxophone Manu Dibango, người Cameron vừa qua đời vào ngày 24/3/2020 tại Paris vì nhiễm virus Covid-19, hưởng thọ 86 tuổi – ca khúc nổi tiếng Soul Makossa).

Nếu không có một ai tồn tại trong cuộc đời, bạn sẽ không bao giờ được gọi là là ‘độc nhất’, mà chỉ đơn giản là ‘một mình’. Điều này có nghĩa là chỉ khi nào ở trong mối liên hệ chúng ta mới thấy là ‘duy nhất, độc đáo (độc nhất)’, nghĩa là chúng ta là “một và cùng nhau”. Có rất nhiều mối quan hệ nói lên sự độc đáo của một người nào đó. Thật thú vị khi đọc nó trong viễn cảnh quan hệ này, con đường đức tin của các nhóm thanh niên và thiếu niên của chúng ta: ngày nay không thể nghĩ về một dạng thức nào mà không phải là một nhóm, không có chiều kích cộng đồng như một môi trường để phát triển và trưởng thành, trong cuộc sống và trong đức tin. Theo cùng một cách, người ta không thể bỏ qua việc xem xét một dạng thức Kitô giáo không thể tách rời, nghĩa là, kết hợp tất cả các lĩnh vực nhằm tăng trưởng một con người nhân bản. Đã bao nhiêu lần, trong thực hành mục vụ của chúng ta, chúng ta đề xuất các con đường theo chủ đề có xu hướng loại trừ một số chủ đề khác, như thể vấn đề chính được giải quyết chỉ liên quan đến lĩnh vực hình thành cụ thể của nó. Hoặc tệ hơn, chúng ta chọn không nói về một số vấn đề và giao phó chúng cho những người mà ta gọi họ là ‘chuyên gia về những vấn đề này’ mà không cho chúng ta một cơ hội để học hỏi, để chia sẻ kinh nghiệm của mình một cách sâu sắc. Chúng ta phải can đảm dám nói về những chủ đề khiến chúng ta sợ hãi ngay cả khi chúng ta không cảm thấy nó thực sự “hoàn hảo” và đủ chín chắn. Chia sẻ sự mệt mỏi là điều bình thường đối với những người chọn đi trên đường bằng cách đồng hành cùng những người trẻ tuổi khác trong đức tin. Tại thời điểm này, chúng ta có thể tự hỏi mình: liệu tôi có còn xứng đáng để theo đuổi lý tưởng phi thực tế là cả nam lẫn nữ “tất cả trong một mảnh ghép” hay tôi chọn cùng nhau trở thành “những mảnh ghép độc nhất vô nhị” bởi vì chúng là nguồn cội, trong tính duy nhất không hoàn hảo của chúng ta.

3. Huấn luyện người trẻ về tinh thần trách nhiệm

Lựa chọn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bởi vì mọi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với chính bản thân mình.

Lựa chọn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Và không quá nhiều bởi vì mọi lựa chọn đều hàm ý phải từ bỏ bởi vì nó đòi hỏi chúng ta phải tự mình đối diện với cuộc sống và với ý tưởng đặt mình trong những nguy cơ mà chưa thực sự chắn chắn cho lắm. Không chỉ là sự vạch trần trước những câu hỏi lớn mang tính triết học: Tôi là ai? Tôi muốn đi về đâu? Vị trí của tôi trên thế giới là gì?… Nhưng trên hết là sự cố gắng không để mất bình diện về sự hiện hữu của chúng ta, hãy cảnh giác về những gì chúng ta đang có xung quanh mình, về những người xung quanh chúng ta và cả về thế giới này. Do đó, mọi lựa chọn và mọi hành động của chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải nhìn vào thực tế hàng ngày và biết phân biệt điều gì đúng và điều gì sai. Tuy nhiên, đối với những người trẻ ngày hôm nay, bị ảnh hưởng bởi một xã hội đề xuất cho bạn phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định, chỉ cho các bạn cách từ từ loại bỏ kế hoạch của những giấc mơ xem ra với họ là hoang đường, là lố bịch (sự sống đời sau, thiên đàng vĩnh cửu, hạnh phúc đích thực…), dường như ngày càng rõ ràng với các bạn khi bạn nhận biết rằng “bên nào sẽ chiến thắng???”. Thời gian đẹp nhất và quý giá nhất trong lịch sử của các bạn thường bị buộc vào một hộp đóng gói sẵn, các hướng dẫn chỉ ra các giai đoạn và phương pháp để có được sự chấp thuận chung và các bạn cảm thấy hài lòng. Ý tưởng về việc có thể trở thành “nhân vật chính” (là chính mình) trong cuộc sống của các bạn hay không sẽ khiến các bạn ngày càng thêm sợ hãi.

Thay vì điều đó được gợi ý và trưởng thành trong sự sâu kín của lương tâm các bạn, thì giờ đây thước đo chính cho sự lựa chọn của các bạn cuối cùng lại là những người khác. Vì vậy, nếu họ bỏ lỡ một mục tiêu và những kỳ vọng của họ bị thất bại, thì dường như chẳng có gì là hợp lý cả. Nếu đúng rằng những gì các bạn đang có chắc chắn là thành quả của kinh nghiệm nơi các bạn, được tạo nên từ những cuộc gặp gỡ và mối quan hệ, thì mối quan hệ với người kia không thể và không được tái tạo về mặt “ảnh hưởng” (như các nền tảng xã hội đề xuất) nhưng trong thuật ngữ “so sánh”. Cái khác được khám phá. Đó là ống kính cho phép chúng ta nhìn vào bên trong mỗi ngày và đo lường bản thân mình với những thứ đang hiện hữu của thế giới. Cái khác là “nơi” quý giá để trao đổi ý tưởng để hình thành suy nghĩ và ước mơ của các bạn. Cần phải khám phá lại vẻ đẹp ẩn giấu trong cuộc đối đầu chân thành với người đối diện để hiểu rằng các lựa chọn trưởng thành dần dần và một lựa chọn sai không ngụ ý là một thất bại, nhưng nó chính là để xác định một khả năng, khả năng quay trở lại với trò chơi và khám phá thêm một điều gì đó trong chính nó. Về mặt chức năng, đối với những người trẻ chúng ta, đối thoại với một người lớn không phải là ‘quan tòa’ mà trở thành ‘người bạn đồng hành’ trở nên quyết định và cần thiết. Đó là cuộc đối đầu với một thế giới người lớn biết cách đặt ra những nghi ngờ, thắc mắc, tò mò, những thứ liên tục định hình bản sắc của các bạn: nó giúp các bạn phát triển không rủi ro và không phạm sai lầm, nhưng trên hết ý thức rằng Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành nhân vật chính và kêu gọi chúng ta làm những điều vĩ đại . Đức Phanxicô nhắc nhở chúng ta về điều này khi ngài nói rằng “nó là vấn đề thoáng nhìn vào mầu nhiệm của kế hoạch độc đáo và không thể lập lại mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta….  Nó liên quan đến ý nghĩa cuộc đời tôi trước mặt Chúa Cha, là Đấng biết tôi và yêu thương tôi, đến ý nghĩa thật sự của cuộc đời tôi, mà không ai biết rõ hơn Ngài” (ChV 280).

Các bạn trẻ thân mến!

Hành trang cần được trang bị để các bạn có thể đạt được và khám phá ra những bí mật của đời mình chính là nhận ra được “lời mời gọi” trong tận sâu thẳm cõi lòng mình, tiếng gọi như một lời thì thầm dễ thương “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng thương xót của Ta” (xem Gr 31, 3). Qua tình yêu và sự đáp trả của các bạn, các bạn sẽ nhận thấy mình trở thành một thụ tạo “độc nhất vô nhị” (là duy nhất, độc nhất) trong vũ trụ bao la này, là những mãnh ghép độc đáo và duy nhất trong bức tranh tuyệt mỹ của tình yêu, sự tha thứ và lòng thương xót. Và cuối cùng, trong chính tình yêu đó, bạn sẽ nhận ra được ý nghĩa của cuộc đời bạn, nhận ra được giá trị làm người của bạn, nhận ra được bạn là thành phần không thể thiếu trong kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa, trong chương trình cứu độ cuộc đời của bạn.

Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã để lại một triết lý sống khá độc đáo: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời”. Bạn mến, theo bạn thì “thân phận”, “tình yêu” và “cây thập giá đời” ấy nghĩa là gì?

Theo tôi nghĩ “thân phận” ấy là cuộc đời, là kiếp làm người này của bạn. Bạn sinh ra là ai, bạn sống trên cõi đời này như thế nào. Quá rõ, chúng ta như những người lữ khách của thân phận, “ở trọ” trong cõi trần gian.

Còn “tình yêu” thì chẳng ai định nghĩa rõ được nó cả. Bạn có thể hiểu đó là tình cảm, cảm xúc, sự gắn bó, quyến luyến của mình dành cho một người nào đó hoặc một thứ gì đó. 

Về phần “cây thập giá đời” ở đây cũng như cây thập giá mà Chúa Giêsu vác trong cuộc tử nạn. Đó là những khổ đau, bi kịch hay những khó khăn đã được định sẵn. Nói đơn giản hơn, câu nói ấy có nghĩa là tình yêu là thứ cứu chuộc chúng ta trước những đắng cay bất hạnh khi chúng nhận kiếp làm người này.

Nói đến đây có lẽ bạn sẽ tự hỏi: Làm sao tình yêu có thể cứu chuộc thân phận con người trên cây thập giá đời được chứ? Từ cổ chí kim bạn không thấy nó đã dày vò biết bao nhiêu trái tim đấy sao. Đau khổ cũng từ đấy mà ra.

Bạn thân mến! Dù thế nào cũng đừng phỉ báng tình yêu bởi nghĩ cho cùng vẫn chỉ có tình yêu là nguồn an ủi duy nhất. Chỉ có tình yêu làm vơi bớt khổ đau và đó là nơi trú ẩn cuối cùng. Nếu bạn từng đau đớn vì tình yêu chắc hẳn bạn đã từng hạnh phúc vì nó. Và mai đây tình yêu sẽ lại đến và chính nó sẽ xoa dịu, chữa lành những vết thương lòng đã từng có của bạn. 

Là những người trẻ, các bạn hãy sẵn sàng trở thành chứng nhân và tông đồ cho tình yêu với hành trình “yêu thương và phục vụ”. Hãy chuẩn bị cho chính mình những hành trang như đã nêu trên, chắc chắn chúng ta có thể sống đời yêu thương và phục vụ một cách dễ dàng hơn như chính Chúa đã nêu gương, hầu làm chứng tá Tin Mừng và đem lại nhiều niềm vui, sự bình an và hạnh phúc cho cho muôn người trong xã hội hôm nay.

Visited 5 times, 1 visit(s) today