Peru – “Việc làm diễn tả tình yêu chứ không phải những lý do hay”: bác ái có nghĩa là tìm thấy Chúa Giêsu nơi những người nghèo.

(ANS – Lima) – Có một câu nói tự nó lập lại mọi nơi cũng như luôn trở lại ở mọi hoàn cảnh như điều chúng ta đang cảm nghiệm: “Việc làm diễn tả tình yêu chứ không phải là những lý do hay.” Trong thời gian đại dịch này, con người thật sự hỗ trợ nhau. Có nhiều ví dụ: những người trẻ vượt qua sợ hãi để tìm cách giúp đỡ người khác. Các bác sỹ, y tá, cảnh sát, rồi những người thu gom rác là những anh hùng của thời đại chúng ta. Và rồi chúng ta cũng không thể quên được những người đang tiếp tục xây dựng niềm hy vọng mỗi ngày ngay giữa tình huống thật khó khăn mà rất nhiều gia đình đang phải gánh chịu, đó là những người Salêdiêng ở mọi miền của Peru, những người đang làm những công việc bác ái cho những người khó khăn nhất bởi lẽ “việc làm là tình yêu.”

Ở Lima, một thủ đô với khoảng hơn 10 triệu dân, ở đây những con đường không bao giờ ngơi nghỉ, kể cả ngày lẫn đêm, nhưng nay mọi thứ như ở sa mạc. Các Salêdiêng đang phục vụ ở những nơi như thế, nơi mà khó khăn làm cho giới trẻ phải vi phạm luật pháp. Chỉ một miếng xương thôi là đã đủ trở thành nồi súp cho hơn 80 trẻ em. Quả thật, một cựu học sinh đã ủng hộ một lượng lớn xương dùng để chuẩn bị các bữa súp.

Ở Rimac, một vùng cổ xưa nhất của Lima, tại một địa điểm nơi chân đồi nơi này thật sự đói nghèo, nơi đây các Salêdiêng cũng đang hiện diện, một Công việc của Don Bosco gọi là Nhóm Khẩn cấp” đang hoạt động tích cực với các Salêdiêng trẻ ở nhà Rimac. Ông Miguel đã ngạc nhiên nói rằng, “Tôi không biết, và tôi cũng không thể tưởng tượng ra là có quá nhiều người sống ở ngọn đồi này, cho nên món cachangas nổi tiếng được nấu bằng bột với nước, tất cả được đổ vào chảo với một chút dầu, và rồi ở ngọn đồi này, một nơi rất gần với bầu trời chúng tôi ăn món này với bánh mì.”

Ở Port Callao, nơi đây cuộc sống là một phép lạ, và nơi đây cũng là nơi buôn bán và sử dụng ma túy, ở đây cũng là nơi tổ chức tội phạm và đĩ điếm tràn lan, nơi dây các Salêdiêng cũng không quên những người nghèo. Ở cái gọi là “Barrio Frigorifico” với sự trợ giúp của các mẹ ở địa phương, họ đã ghi danh các gia đình khó khăn nhất – các di dân từ Venezuela, những người già, những trẻ em dưới 13 tuổi – rồi phát cho họ những túi thực phẩm để có thể sống còn trong vài ngày.

Ở Ayacucho, một thành phố có 33 nhà thờ, “là cái nôi của tự do ở Châu Mỹ”, cha Domingo Yanqui Giám đốc Nhà Salêdiêng và các cựu học viên Salêdiêng đang thực hiện điều họ đã được học trong lớp: hỗ trợ lẫn nhau, làm việc trong tình liên đới. Họ đã đeo khẩu trang và bao tay và rồi “mang những bao thực phẩm đến cho các gia đình, những nhà có đeo miếng phải trắng trước cửa như dấu chỉ nhà họ có trẻ em và hiện tại không còn gì để ăn cả, Alberto một cựu học sinh Salêdiêng cho biết như trên.

Nếu như “Việc làm diễn tả tình yêu chứ không phải là những lý do hay,” thì chẳng có gì được thực hiện nếu như các Salêdiêng ngày nay cũng như hôm qua đã không thấm đượm trái tim con người, không phải chì là liên đới, nhưng trên hết là “bác ái”: bởi lẽ như Đức Thánh Cha Phanxicô nói “bác ái là tìm kiếm chính Chúa Giêsu nơi người nghèo.”

Minh Tuấn, sdb chuyển ngữ.

smart

Visited 1 times, 1 visit(s) today