Thứ Năm – Tuần 1 Thường Niên

LECTIO DIVINA THỨ 5 TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN
NGÀY 17-01-2019 : Mc 9, 41-50

The leprosy left him immediately, and he was made clean “Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch”
1) Opening prayer 1) Kinh khai mạc
Father of love, hear our prayers. Help us to know Your will and to do it with courage and faith. We ask this through our Lord Jesus Christ, Your Son, who lives and reigns with You and the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen. Lạy Cha yêu dấu. Xin Cha nhậm lời chúng con. Xin ban ơn giúp chúng con nhận biết Ý Cha và thực hành với đức tin và lòng can đảm. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Cha và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa đến muôn đời.
2) Gospel Reading : Mark 1:40-45 2) Tin Mừng : Mc 1, 40-45
A leper came to him and kneeling down begged him and said, “If you wish, you can
make me clean.” Moved with pity, he stretched out his hand, touched the leper, and said
to him, “I do will it. Be made clean.” The leprosy left him immediately, and he was
made clean. Then, warning him sternly, he dismissed him at once. Then he said to him,
“See that you tell no one anything, but go, show yourself to the priest and offer for your
cleansing what Moses prescribed; that will be proof for them.” The man went away and
began to publicize the whole matter. He spread the report abroad so that it was
impossible for Jesus to enter a town openly. He remained outside in deserted places,
and people kept coming to him from everywhere.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch”. Động lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: “Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh”. Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: “Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng mình đã được khỏi bệnh”. Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người. Đó là lời Chúa.

3) Reflection 3) Suy ngắm
• Accepting and curing the leper, Jesus reveals a new face of God. A leper came near
Jesus. He was an excluded, impure person. He should be far away. Anybody who
touched him would also become impure! But that leper had great courage. He
transgresses the norms of religion in order to be able to get near Jesus. He calls out: “If
You want, You can heal me. You need not touch me! It suffices that You want, and I
will be healed!” This phrase reveals two evils: a) the evil of leprosy which made him
impure; and b) the evil of solitude to which he was condemned by society and by
religion. It also reveals the great faith of the man in the power of Jesus. Jesus is
profoundly moved and cures both evils. In the first place, in order to cure solitude, He
touches the leper. It is as if He said: “For Me, you are not an excluded one. I accept you
as a brother!” And then He cures the leper saying: “I want it! Be cured!” The leper, in
order to enter into contact with Jesus, had transgressed the norms of the Law. Jesus, in
order to be able to help that excluded person and therefore reveal a new face of God,
transgresses the norms of His religion and touches the leper. At that time, whoever
touched a leper became impure according to the religious authority and by the law of
that time.
* Đón nhận và chữa lành người phong cúi, Chúa Giêsu tỏ lộ dung mạo mới của Thiên Chúa. Một người phong cùi đến gần Chúa Giêsu. Họ là người bị khai trừ, là người ô uế. Họ phải xa cách mọi người. Ai đụng chạm đến họ thì bị ô uế! Nhưng người phong cùi đó có lòng can đảm. Anh ta vi phạm luật tôn giáo để có thể đến gần Chúa Giêsu. Anh ta kêu lớn tiếng : “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch. Ngài không cần chạm đến tôi! Ngài chỉ cần muốn, và tôi sẽ được chữa lành!” Câu này tỏ lộ hai điều xấu : a) điều xấu thứ nhất : bệnh phong cùi làm cho anh ta bị ô uế; b) điều xấu thứ hai : phải sống tách biệt, bị xã hội và tôn giáo kết tội như vậy. Nó cũng tỏ lộ lòng tin của người phong cùi vào quyền năng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thực sự động lòng thương và chữa trị những điều xấu đó. Trước hết, để chữa trị sự tách biệt, Ngài chạm đến người phong cùi. Như thể Ngài nói : “Đối với Tôi, Anh không phải là người bị khai trừ. Tôi đón nhận anh là anh em của tôi!” Và Ngài chữa lành người phong cùi khi Ngài nói : “Tôi muốn! Anh hãy khỏi bệnh!” Để được tiếp xúc với Chúa Giêsu, người phong cùi đã phải lỗi Quy định của Luật. Còn Chúa Giêsu, để có thể giúp người bị khai trừ và nhờ đó tỏ lộ dung mạo mới của Thiên Chúa, đã vi phạm những quy định của tôn giáo Ngài và chạm đến người phong cùi. Lúc bấy giờ, ai chạm đến người phong cùi, theo luật và theo giáo quyền của thời đó, thì trở nên ô uế.
• He integrated the excluded person into fraternal living together. Jesus not only cures,
but also wants the cured person to be able to live with the others. He once again inserts
the person in society to live with others. At that time, for a leper to be accepted again in
the community, it was necessary to get a certificate from the priest that he had been
cured. It is like today in some places. A sick person leaves the hospital with a document
signed by the doctor of the department where he had been hospitalized. Jesus obliges
the person to look for that document in such a way that he will be able to live normally
with others. He obliges the authorities to recognize that this man has been cured.
* Ngài hội nhập người bị khai trừ vào lại đời sống huynh đệ chung. Chúa Giêsu không chỉ chữa lành, nhưng Ngài cũng muốn người được chữa lành có khả năng sống với người kác. Ngài lại hội nhập con người vào xã hội để sống với người khác. Lúc bấy giờ, để người phong cùi được chấp nhận lại trong cộng đoàn, họ phải có chứng chỉ của trưởng tế chứng thực rằng mình đã khỏi bệny. Cũng như ngày nay tại vài chỗ. Người bệnh xuất viện với một tờ giấy có chữ ký của bác sĩ thuộc khoa mà mình đã chữa trị ở bệnh viện. Chúa Giêsu yêu cầu người bệnh xin tờ giấy đó để họ có thể sống bình thường với người khác. Ngài yêu cầu các quyền bính phải nhìn nhận người đó đã được chữa lành.
• The leper announces the good that Jesus has done to him and Jesus becomes an
excluded person. Jesus forbids the leper to speak about the cure. The Gospel of Mark
tells us that this prohibition does not survive. The leper, walking away, began to spread
the news to the point that Jesus could no longer publicly enter into a city, but remained
outside in a deserted place (Mk 1:45). Why? Because Jesus had touched the leper.
Because of this, according to the opinion of the religion of that time, He himself was
now impure and should live far away from all others. He could no longer enter the city.
Mark says that people did not care about these official norms, in fact, people came to
Him from everywhere (Mk 1:45).
* Người phong cùi công bố điều tốt lành Chúa Giêsu đã làm cho mình và Chúa Giêsu trở thành người bị khai trừ. Chúa Giêsu cấm người phong cùi nói về việc chữa lành. Tin Mừng Marcô nói với chúng ta rằng lệnh cấm đó không tồn tại được lâu. Khi đi ra, người phong cùi bắt đầu quảng bá tin tức đến độ Chúa Giêsu không còn có thể công khai vào thành, nhưng ở ngoài, trong nơi hoang vắng (Mc 1, 45). Tại sao? Vì Chúa Giêsu đã đụng chạm người phong cùi. Vì việc đó, theo ý kiến của tôn giáo lúc bấy giờ, Chúa Giêsu bị ô uế và phải sống xa cách người khác. Ngài không được phép vào thành. Thánh Marcô nói rằng dân chúng không quan tâm tới những quy định chính thức đó, thực vậy, từ khắp nơi họ đến với Ngài (Mc 1, 45).
• Summarizing. In the year 70, when Mark wrote, as well as today, the time in which
we live, it was and is important to have models of how to live and how to proclaim the
Good News of God. In verses 16 to 45 of the first chapter of his Gospel, Mark describes
the mission of the community and presents eight criteria in order that the communities
of his time could evaluate their mission. The following is the outline:
* Tóm lại : Trong thập niên 70, khi Thánh Marcô viết, cũng như ngày nay, trong thời chúng ta sống, điều quan trọng là cần phải có những mẫu gương sống và loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Từ câu 16 đến câu 45 trong Chương thứ nhất của cuốn Tin Mừng, Thánh Marcô mô tả sứ mạng của cộng đoàn và trình bày 8 tiêu chuẩn để các cộng đoàn trong thời của ngài phải thẩm định sứ mạng của mình. Đây là đường nét chính :
Text Activity of Jesus Objective of the mission : Hoạt động của Chúa Giêsu và Mục tiêu của sứ mạng :
Mark 1:16-20

Jesus calls His first disciples

To form the community

Mc 1 : 16-20 :

Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên

Để họp thành cộng đoàn

Mark 1:21-22

The people were admired at His teaching

To create a critical conscience

Mc 1, 21-22 :

Dân chúng khâm phục lời Ngài giảng dạy

Để tạo nên một lương tâm biết phê phán

Mark 1:23-28

Jesus expels a devil

To overcome the force of evil

Mc 1, 23-28 :

Chúa Giêsu xua trừ ma quỷ

Để chiến thắng quyền lực sự xấu

Mark 1:29-31

He cures Peter’s mother-in-law

To give life back so as to serve

Mc 1, 29-31

Chúa Giêsu chữa lành nhạc mẫu của Thánh Phêrô

Để ban lại sự sống và để phục vụ

Mark 1:32-34

He cures the sick and the possessed

To accept the marginalized

Mc 1, 32-34

Chúa Giêsu chữa lành người bệnh và bị quỷ ám

Để đón nhận người bị loại trừ (sống ngoài lề xã hội)

Mark 1:35

Jesus rises early to pray

To remain united with the Father

Mc 1, 35

Chúa Giêsu dậy sớm để cầu nguyện

Để kết hiệp với Chúa Cha

Mark 1:36-39

Jesus continues the announcement

Not to stop at the results

Mc 1, 36-39 :

Chúa Giêsu tiếp tục công bố

Để không dừng lại trên những kết quả

Mark 1:40-45

He cures a leper

To integrate anew the excluded

Mc 1 : 40-45 :

Chúa Giêsu chữa lành người phong cùi

Để tái hội nhập người bị khai trừ

4) Salesian Constitutions 4) Hiến Luật Salêdiêng
17. Optimism and joy

The Salesian does not give way to discouragement in face of difficulties, because he has complete trust in the Father. “Let nothing upset you”, Don Bosco used to say.

Inspired by the optimistic humanism of St Francis de Sales, he believes in man’s natural and supernatural resources without losing sight of his weakness.

He is able to make his own what is good in the world and does not bewall his own times; he accepts all that is good, especially if it appeals to the young.

Because he is a herald of the Good News he is always cheerful. He radiates this joy and is able to educate to a christian and festive way of life: “Let us serve the Lord in holy joy”.

HL 17.  Lạc quan và vui tươi

Người Salêdiêng không nản lòng trước những khó khăn, bởi hoàn toàn tín thác nơi Chúa Cha, như lời Don Bosco dạy: “Đừng để chuyện gì làm con nao núng”.

Cảm hứng từ học thuyết nhân bản của Thánh Phanxicô Salê, họ tin vào những năng lực tự nhiên và siêu nhiên nơi con người, tuy vẫn nhìn nhận sự yếu đuối của bản tính nhân loại.

Họ tiếp nhận những giá trị trần thế và không than van về thời cuộc; giữ lại tất cả những gì là tốt lành, đặc biệt những điều thanh thiếu niên ưa thích.

Họ luôn sống vui tươi, vì là người loan báo Tin Mừng. Họ làm lan tỏa niềm vui này và biết giáo dục con người sống niềm vui đời Kitô hữu và sống tinh thần ngày lễ: “Chúng ta hãy phụng sự Chúa trong niềm vui thánh”.

5) Personal questions 5) Câu hỏi cá nhân
• To proclaim the Good News means to give witness to the experience of Jesus that one
has. What does the leper announce? He tells others the good that Jesus has done to him.
This witness leads others to accept the Good News of God which Jesus brings to us.
What is the witness that you give?
* Công bối Tin Mừng có nghĩa là làm chứng về kinh nghiệm mình có về Chúa Giêsu. Người bệnh cùi công bố điều gì? Anh kể cho người khác điều tốt lành Chúa Giêsu đã làm cho anh. Chứng từ này dẫn người khác đến với việc đón nhận Tin Mừng của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta. Bạn cống hiến chứng từ nào?
• To take the Good News to the people, it is not necessary to be afraid of transgressing
the religious norms which are contrary to God’s plan and which make communication,
dialogue, and the living out of love difficult, even if this causes difficulty for the people
as it caused difficulty for Jesus. Do I have this courage?
* Khi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng, không được sợ lỗi luật tôn giáo là những luật trái ngược với chương trình của Thiên Chúa và làm cho mối tương quan, việc đối thoại, đời sống tình yêu nên khó khăn, điều đó gây nên khó khăn cho dân chúng cũng như cho Chúa Giêsu. Tôi có lòng can đảm này không?
6) Concluding prayer 6) Kinh kết
Come, let us bow low and do reverence; kneel before Yahweh who made us! For He is our God, and we the people of His sheepfold, the flock of His hand. (Ps 95:6-7) Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục, quỳ trước tôn nhan CHÚA là Đấng dựng nên ta. Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt. (Tv 95, 6-7)

Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina

http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.

Visited 7 times, 1 visit(s) today