Trung ương – Lời nguyện cầu Giáng sinh cho các Kitô hữu bị bách hại

(ANS – Rôma) – “Con Thiên Chúa trở thành con người để con người trở nên con cái của Thiên Chúa. Đây là lý do cho niềm hy vọng và sự bình an của chúng ta”. Lời này được trích từ những lời cầu chúc trong đêm Giáng Sinh từ Bê-lem của cha Alejandro León, SDB, Giám tỉnh Salêdiêng vùng Trung Đông. Cha cũng mời gọi những Kitô hữu được công khai mừng lễ Giáng sinh, hãy nhớ đến các Kitô hữu đang bị bắt hại vì đức tin, không thể công khai để biểu lộ niềm hy vọng của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói trong Thánh lễ sáng tại nhà nguyện thánh Marta rằng: “Chúng ta hãy nhớ đến nhiều anh chị em ngày nay không thể cầu nguyện cùng nhau vì họ đang bị bắt bớ, họ không thể tiếp xúc với Tin Mừng hay Kinh Thánh vì họ có thể bị ngược đãi bất cứ lúc nào. Chúng ta hãy nghĩ về những anh chị em không thể đi tham dự Thánh lễ vì điều đó bị cấm đối với họ. Điều này vẫn xảy ra ngày nay”.

cha Alejandro León, SDB

Đàn áp tôn giáo là một thực tế mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên nhắc đến, và mời gọi chúng ta tiếp tục cầu nguyện và hành động, thay vì im lặng và không biết gì trước những bất công đó: “Tôi không thể nhớ rõ những trường hợp bất công và bắt bớ hàng ngày làm ảnh hưởng đến các nhóm tín hữu thiểu số và đặc biệt là các Kitô hữu, ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều cộng đồng và cá nhân ngày nay đã phải chịu những hành động bạo lực dã man: họ bị đuổi khỏi nhà và đất đai của họ, bị bán làm nô lệ, bị giết, chặt đầu, bị đóng đinh hoặc bị thiêu sống, dưới sự xấu hổ và đồng lõa im lặng của nhiều người.”

Trước khi tổ chức lễ Giáng sinh 2018 này, thật hữu ích để nhìn lại một số dữ liệu đã được thống kê:

– kể từ khi Chúa Giêsu về trời, 43 triệu Kitô hữu đã trở thành những người tử vì đạo;

– hiện có hơn 200 triệu người phải đối mặt với sự bắt bớ vì đức tin vào Chúa Giêsu;

– ngày nay khoảng 300 triệu người – cứ 1 Kitô hữu trong số 7 người Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo – sống ở một đất nước nơi có cuộc đàn áp tôn giáo có hiệu lực;

– tại 38 quốc gia hiện nay có các hình thức vi phạm nghiêm trọng hoặc cực đoan đối với vấn đề tự do tôn giáo (21 được xếp loại là nơi khủng bố và 17 nơi phân biệt đối xử);

– 61% dân số thế giới sống ở các quốc gia không có tự do tôn giáo;

– với 9% các quốc gia trên thế giới có sự phân biệt đối xử;

– và ở 11% các bang có sự khủng bố.

(Nguồn: Aid to the Church in Need)

Năm 2018, một số người Salêdiêng ở các quốc gia khác nhau đã trải qua các hoàn cảnh phân biệt đối xử hoặc bắt bớ, với một lý do đơn giản, họ là môn đệ của Chúa Giêsu.

Gia Thi, SDB chuyển ngữ

Visited 23 times, 1 visit(s) today