Thứ Ba – Tuần 27 Thường Niên

LECTIO DIVINA THỨ BA TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN
NGÀY 09-10-2018 : Lc 10, 38-42

“Martha welcomed him into her house. It is Mary who has chosen the better part” “Martha rước Người vào nhà mình. Maria đã chọn phần tốt nhất”
1) Opening prayer 1) Kinh khai mạc
Father, your love for us surpasses all our hopes and desires. Forgive our failings, keep us in your peace and lead us in the way of salvation. We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son, who lives and reigns with you and the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen. Lạy Cha, tình yêu của Cha dành cho chúng con vượt qua tất cả mọi hy vọng và mong ước của chúng con. Xin Cha hãy tha thứ cho những thiếu sót của chúng con, xin gìn giữ chúng con trong sự bình an của Chúa và dẫn đưa chúng con đến con đường cứu rỗi. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Một Thiên Chúa, đến muôn đời.  Amen.
2) Gospel Reading : Luke 10,38-42 2) Bài Tin Mừng: Lc 10, 38-42
In the course of their journey he came to a village, and a woman named Martha welcomed him into her house. She had a sister called Mary, who sat down at the Lord’s feet and listened to him speaking. Now Martha, who was distracted with all the serving, came to him and said, ‘Lord, do you not care that my sister is leaving me to do the serving all by myself? Please tell her to help me.’ But the Lord answered, ‘Martha, Martha,’ he said, ‘you worry and fret about so many things, and yet few are needed, indeed only one. It is Mary who has chosen the better part, and it is not to be taken from her.’ Khi ấy Chúa Giêsu vào một làng kia, và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với”. Nhưng Chúa đáp: “Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện (quá). Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”.
3) Reflection 3) Suy ngắm
• Context. The journey of Jesus, undertaken in 9, 51, is surrounded by particular encounters, among which with the Doctors of the Law (10, 25-37), that precedes the encounter with Martha and Mary (vv. 38-42). Above all, there is a doctor of the Law who asks Jesus a question and that for the reader it becomes a convenient occasion to discover how eternal life is inherited or gained which is intimacy with the Father. One can have access to eternal life by participating in the mission of Jesus, the first one sent who has shown us God‟s mercy fully (v. 37). In Jesus the Father has become close to men, he has shown his paternity in a tangible way. At the end of the encounter the expression that Jesus addresses to the Doctor of the Law and to every reader is crucial: “Go, and do the same yourself” (v. 37). To become a neighbour, to get close to others as Jesus did makes us become instruments to show in a living way the merciful love of the Father. This is the secret key to enter into eternal life. *  Bối cảnh:  Cuộc hành trình của Chúa Giêsu, bắt đầu từ câu Lc 9:51, được bao quanh bởi những cuộc gặp gỡ đặc biệt, trong số đó có cuộc gặp gỡ với các Luật Sĩ (10:25-37), xảy ra trước cuộc gặp gỡ với các bà Martha và Maria (các câu 38-42).  Hơn hết cả, có một Luật Sĩ hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi mà đối với người đọc nó trở thành một dịp thuận tiện để khám phá ra cách mà sự sống muôn đời được thừa kế hoặc đạt được là nhờ sự thân cận gần gũi với Chúa Cha.  Người ta có thể có được sự sống vĩnh cửu bằng cách tham dự vào sứ vụ của Chúa Giêsu, Đấng được sai đến đã cho chúng ta thấy tất cả lòng thương xót của Thiên Chúa (câu 37).  Trong Chúa Giêsu, Chúa Cha đã trở nên gần gũi với loài người, Người đã cho thấy tình phụ tử của mình trong một cách hiển nhiên.  Tại cuối cuộc gặp gỡ, lời mà Chúa Giêsu nói với vị Luật Sĩ và với mọi độc giả thì rất quan trọng:  “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (câu 37).  Để trở nên một người thân cận, để tiến gần đến với những người khác như Chúa Giêsu đã làm khiến cho chúng ta trở thành công cụ để hiển thị trong cách sống lòng thương xót của Chúa Cha.  Đây là chìa khóa bí mật để dẫn vào sự sống đời đời.
• Listening to the Word. After this encounter with an expert of the Law, while he is on the way, Jesus enters into a village and is welcomed by old friends: Martha and Mary. Jesus is not only the first one sent by the Father but he is also the one who gathers together men and in our case the members of the house of Bethany, in so far as he is the only Word of the Father. If it is true that there are many services to be carried out, welcoming, attention to the needs of others, and even more it is true that what is irreplaceable is listening to the Word. The account that Luke gives is a real episode and at the same time an ideal. It begins with the welcome of Martha (v. 38), then, it sketches Mary with an attitude typical of the disciple, sitting at the feet of Jesus and totally attentive to listen to his Word. This attitude of Mary is extraordinary because in Judaism at the time of Jesus it was not permitted for a woman to go to the school of a Teacher, a Master. Up until now we have a harmonious picture: the welcome of Martha, the listening of Mary. But soon the welcome of Martha will be transformed into super activism: the woman is “pulled”, divided by the multiple services; she is so absorbed that she is unable to control the domestic services. The great amount of activities, understandable for such a guest, becomes however, disproportionate so much so as to prevent her living what is essential precisely in the time that Jesus is present in her house. Her worry or concern is legitimate, but then it becomes anguish, a state of mind that is not convenient when a friend is welcomed. *  Lắng nghe Lời Chúa.  Sau cuộc gặp gỡ này với vị Luật Sĩ, trong khi trên đường đi, Chúa Giêsu vào một ngôi làng và được tiếp đón bởi những người bạn cố tri:  các bà Martha và Maria.  Chúa Giêsu không những chỉ là người đầu tiên được Chúa Cha sai đi mà Người cũng là Đấng tập hợp người ta lại với nhau và trong trường hợp này là các người trong gia đình tại làng Bêtania, trong cách mà Người là Ngôi Lời duy nhất của Chúa Cha.  Nếu đúng là có rất nhiều việc phục vụ cần phải thực hiện, việc tiếp đón, quan tâm đến nhu cầu của người khác, và thậm chí nói đúng hơn thì điều không thể thay thế được là việc lắng nghe Lời Chúa.  Câu chuyện mà thánh Luca kể cho chúng ta là một câu chuyện thực và đồng thời là một lý tưởng.  Câu chuyện bắt đầu với việc đón tiếp của bà Martha (câu 38), sau đó, câu chuyện nói về bà Maria với thái độ điển hình của một môn sinh, ngồi dưới chân Chúa Giêsu và toàn tâm chăm chú lắng nghe Lời Ngài.  Thái độ này của bà Maria thì hơi khác thường bởi vì trong xã hội Do Thái vào thời Chúa Giêsu, phụ nữ không được phép tìm Thầy học đạo.  Cho đến bây giờ, chúng ta có một bức tranh hài hòa:  sự đón tiếp của bà Martha, việc lắng nghe học hỏi của bà Maria.  Nhưng ngay sau đó, việc đón tiếp của bà Martha sẽ bị biến thành việc tích cực quá mức:  người phụ nữ bị “giằng co”, phân tán bởi những việc phục vụ cùng lúc; bà quá say mê nên đã không thể kiểm soát được việc phục dịch trong nhà.  Rất nhiều việc phải làm, cũng dễ hiểu vì một người khách như vậy; tuy nhiên, nó không cân xứng đến nỗi mà ngăn trở đời sống của bà với những gì là thật cần thiết trong lúc Chúa Giêsu đang hiện diện trong nhà bà.  Nỗi quan tâm lo lắng của bà thì hợp lý, nhưng sau đó nó trở thành nỗi đau khổ, một tâm trạng như thế thì không hay khi người bạn đang được đón tiếp.
• Relate service to listening. Her service of acceptance, of welcome is very positive but it is detrimental because of this state of anxiety with which she carries it out. The Evangelist makes the reader glimpse to show that there is no contradiction between the „diaconia‟ of the table and that of the Word, but he wants to suggest that the service should be related to listening. Because she did not relate the spiritual attitude of service to that of listening, Martha feels that she has been abandoned by her sister, but instead, of dialoguing with Mary, she complains with the Master. Trapped in her solitude she goes against Jesus who seems to be indifferent to her problem (“Lord do you not care”…) and then with the sister, (“that my sister is leaving me to do the serving all by myself?”). In his response Jesus does not reproach her, nor criticize her, but he tries to help Martha to recover that which is essential at that moment: listening to the Master. He invites her to choose that part, unique and a priority that Mary has spontaneously taken. The episode invites us to consider a danger which is always frequent in the life of Christians: anxiety, worry, super activism that can isolate us from communion with Christ and with the community. The danger is more underhanded because frequently the material concerns or worries carried out with anxiety, we consider them a form of service. What presses Luke is that in our communities the priority that should be given to the Word of God, and to listen to it, should not be neglected. Before serving the others, the relatives, and the ecclesial community it is necessary to be served by Christ with His Word of grace. And thus immersed in the daily tasks, like Martha, we forget that the Lord desires to take care of us… It is necessary, instead, to place in Jesus and in God all our concerns and worries. *  Nối kết giữa việc phục vụ và lắng nghe.  Việc phục vụ tiếp nhận, sự tiếp đón của bà thì rất tích cực, nhưng nó lại bất lợi vì tình trạng bồn chồn lo lắng mà bà biểu lộ ra.  Thánh sử cho người đọc một cái nhìn thoáng qua để thấy rằng không có sự mâu thuẫn giữa “việc phục vụ” tại bàn ăn với việc lắng nghe Lời Chúa, nhưng ông muốn cho thấy rằng việc phục vụ phải liên đới đến việc lắng nghe.  Bởi vì đã không liên kết thái độ tinh thần của việc phục vụ với việc lắng nghe, bà Martha cảm thấy rằng mình đã bị em gái bỏ rơi, nhưng thay vì đối thoại với bà Maria, bà lại đi phàn nàn với Chúa.  Bị mắc kẹt trong sự cô đơn của mình, bà đi trách Chúa Giêsu, Đấng dường như không quan tâm đến vấn đề của bà (“Thầy không để ý tới”…) và sau đó phàn nàn về người em gái, (“em con để mình con phục vụ”).  Trong câu trả lời, Chúa Giêsu không trách cứ bà, cũng chẳng chỉ trích, nhưng Người cố gắng giúp Martha tái khám phá ra rằng điều gì thì cần thiết vào lúc ấy:  lắng nghe Lời Thầy.  Người mời bà chọn phần đó, độc nhất và phần hơn mà bà Maria đã nhanh nhẹn chọn.  Câu chuyện mời gọi chúng ta hãy xem xét lại mối nguy hiểm thường xuyên hiện diện trong đời sống của các Kitô hữu:  bồn chồn, lo lắng, quá bận rộn đến nỗi có thể cô lập chúng ta khỏi sự hiệp thông với Chúa Giêsu và với cộng đoàn.  Mối hiểm họa càng không biết bởi vì thông thường những quan tâm về vật chất hoặc các lo lắng được tiến hành với sự khắc khoải, chúng ta coi chúng như là một hình thức phục vụ.  Điều mà thánh Luca nhấn mạnh là trong cộng đoàn của chúng ta, Lời Chúa cần phải được đặt ưu tiên, và phải lắng nghe Lời ấy, không nên xem nhẹ.  Trước khi phục vụ những người khác, thân bằng quyến thuộc, và cộng đoàn giáo hội, thật là cần thiết để được phục vụ bởi Đức Giêsu và Lời Ân Sủng của Người.  Và như thế, bị đắm mình trong các công việc hằng ngày, như bà Martha, chúng ta quên rằng Chúa muốn chăm sóc chúng ta…  Thay vào đó, thật là cần thiết dâng lên Chúa Giêsu và Thiên Chúa tất cả mọi mối quan tâm và lo lắng của chúng ta.
 4) Salesian Constitutions 4) Hiến Luật Salêdiêng
95.  Life as prayer

Immersed in the world and in the cares of the pastoral life, the Salesian learns to meet God through those to whom he is sent.

Discovering the fruits of the Spirit in the lives of men, especially the young, he gives thanks for everything;  as he shares their problems and sufferings, he invokes upon them the light and strength of God’s presence.

He draws on the love of the Good Sheperhd, whose witness he wants to be, and shares in the spiritual riches offered him by the community.

His needs of God, keenly felt in his apostolic commitment, leads him to cleebrate the liturgy of life, attaining that “tireless industry made holy by prayer and union with God”3 that should be the characteristic of the sons of St. John Bosco.

HL 95. Đời sống như kinh nguyện

Ngập chìm trong thế giới và trong những mối bận tâm của đời mục vụ, người Salêdiêng học biết gặp gỡ Thiên Chúa nơi những người mà họ được sai tới.

Khám phá ra hoa quả của Thánh Thần trong đời sống con người, đặc biệt là thanh thiếu niên, người Salêdiêng dâng lời cảm tạ Chúa trong mọi sự; cùng chia sẻ những vấn đề và những đau khổ của con người, họ cầu xin Thánh Thần ban cho những người ấy ánh sáng và sức mạnh đến từ sự hiện diện của Ngài.

Người Salêdiêng kín múc nơi nguồn đức ái của Vị Mục tử Nhân lành, mà họ muốn làm nhân chứng; họ tham dự vào sự giàu có thiêng liêng mà cộng thể cống hiến.

Nhu cầu về Thiên Chúa mà người Salêdiêng cảm nhận trong dấn thân tông đồ đưa họ tới việc cử hành phụng vụ đời sống, đạt được “sự cần lao không biết mỏi mệt, được thánh hóa bằng kinh nguyện và sự kết hợp với Thiên Chúa; sự cần lao đó phải là đặc điểm của con cái thánh Gioan Bosco”.

5) Personal questions 5) Câu hỏi cá nhân
• Do you know how to relate service to listening to the Word of Jesus? Or rather do you allow yourself to be taken up by anxiety because of the multiple things to be done? *  Bạn có biết làm thế nào để liên đới việc phục vụ với việc lắng nghe Lời của Chúa Giêsu không?  Hay đúng hơn là bạn có để cho mình bị chi phối bởi sự khắc khoải vì nhiều việc cần phải làm không?
• Have you understood that before serving you have to accept to be served by Christ? Are you aware that your service becomes divine only if previously you will have accepted Christ and his word? *  Bạn có đã hiểu rằng trước khi phục vụ bạn phải bằng lòng để được phục vụ bởi Đức Kitô không?  Bạn có biết rằng việc phục vụ của bạn sẽ chỉ trở nên thánh hóa nếu trước đó bạn đã chấp nhận Đức Kitô và Lời của Người không?
6) Concluding Prayer 6) Kinh kết
Yahweh, you examine me and know me, you know when I sit, when I rise, you understand my thoughts from afar. You watch when I walk or lie down, you know every detail of my conduct. (Ps 139,1-3) Lạy CHÚA, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả. (Tv 139, 1-3)

Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina

http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.

Visited 5 times, 1 visit(s) today